Ngành đường sắt: Chất lượng nhân lực phải ngang tầm thế giới

Để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đường sắt trong tương lai, cần có chiến lược đào tạo dài hạn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý gì để ngành đường sắt bứt phá? Thông qua chủ trương đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Quốc hội chốt đầu tư 'siêu dự án' đường sắt, doanh nghiệp sẵn sàng

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại Phiên họp thứ 43, tháng 3/2025.

Dự án đường sắt tốc độc cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao - Ảnh minh họa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Bộ Xây dựng, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các cơ quan của Quốc hội đã tích cực chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra sơ bộ. Dự án Luật có nhiều nội dung mới, chuyên ngành sâu, tuy nhiên, Chính phủ, Bộ Xây dựng và Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các cơ quan của Quốc hội đã rất cố gắng, nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật; hồ sơ dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) cơ bản bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, bổ sung làm rõ và lưu ý một số nội dung.

Cụ thể, tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về việc tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và đặc biệt là Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thực hiện nghiêm Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Quán triệt sâu sắc các giải pháp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật gắn với các quy định cụ thể của dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) đúng với chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội tại Công thư số 15/CTQH ngày 29/10/2024 và Công thư số 17/CTQH ngày 11/11/2024 trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Trong đó, làm rõ những quy định thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chuyển đổi phương thức quản lý từ chú trọng “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hiện nay.

Bên cạnh đó, rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Luật Đầu tư công...

Tránh trùng lặp, mâu thuẫn; viện dẫn đúng các quy định liên quan; không “luật hóa” các quy định trong các Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù, thí điểm hay Nghị định, Thông tư trong lĩnh vực đường sắt, nếu có phải đánh giá kỹ lưỡng tác động, các nội dung thật sự cần thiết, bảo đảm tính khả thi và đúng thẩm quyền của Quốc hội. Rà soát để lược bỏ những nội dung không thuộc thẩm quyền của Quốc hội; bố cục lại nội dung dự thảo Luật cho hợp lý.

Rà soát, nghiên cứu các chính sách ưu đãi

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị rà soát, nghiên cứu các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ mang tính đột phá, tăng cường tính minh bạch và sự tham gia của các bên trong dự án Luật để đảm bảo tính khả thi và rõ ràng.

Nghiên cứu quy định về phát triển đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị thành chương, mục riêng với cơ chế ưu tiên nguồn lực, công nghệ và đào tạo nhân lực chuyên sâu; nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong xây dựng, quản lý, vận hành đường sắt, nhất là bản rỗng đổi mới sáng tạo công nghệ đường sắt làm tại Việt Nam.

Khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học để nâng cao năng lực nội địa hóa; thúc đẩy mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD), tạo cơ chế linh hoạt bảo đảm đúng quy định của pháp luật để khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận quanh ga đường sắt, gắn với phát triển đô thị thông minh, bền vững.

Bên cạnh đó, cần công khai hóa quy trình xây dựng chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực định giá dịch vụ, phân bổ ngân sách hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tham vấn ý kiến rộng rãi từ cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia về các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, môi trường. Đồng thời, thiết lập cơ chế liên ngành giữa trung ương và địa phương để giải quyết các vướng mắc trong triển khai.

Rà soát và tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, ý kiến tham gia thẩm tra của các cơ quan khác của Quốc hội về việc cụ thể hóa các quy định trong dự thảo luật hoặc các luật có liên quan khác để: Một là, bảo đảm tính khả thi trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước. Đặc biệt các nội dung về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và các biện pháp hỗ trợ địa phương trong việc phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Hai là, nghiên cứu bổ sung một số chính sách lớn liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Ba là, phát triển tổng thể nguồn nhân lực theo hướng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ cho những khâu then chốt của ngành đường sắt để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngang tầm thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đường sắt.

Đồng thời, cần có chiến lược đào tạo dài hạn và hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đường sắt trong tương lai.

Bốn là, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ đường sắt theo hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình vận hành và bảo trì đường sắt.

Năm là, khuyến khích và hỗ trợ phát triển nghiên cứu công nghệ, công nghiệp thiết kế, chế tạo, lắp đặt và ngành công nghiệp dịch vụ đường sắt đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội thẩm tra chính thức dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2025).
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhấn mạnh yêu cầu miễn giảm thuế cho R&D, báo chí, khởi nghiệp, chuyển đổi số.
Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhằm đảm bảo tính liên thông, đồng bộ trong bố trí nhân sự sau Đại hội XIV.
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng ưu đãi cho đổi mới sáng tạo, siết gian lận thuế, tránh ưu đãi tràn lan.
Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Quốc hội nghe Tờ trình đề xuất sửa đổi, bổ sung 47 điều của Luật Bầu cử nhằm rút ngắn thời gian, tăng quyền cho địa phương, cụ thể hóa chính quyền hai cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng khẳng định vai trò, vị thế và đối ngoại toàn diện của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng cộng sản Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng cộng sản Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, quan hệ hai Đảng có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở chính trị để thúc đẩy hợp tác hai nước trên các lĩnh vực.
Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu khẳng định vai trò doanh nhân là chiến sĩ thời bình, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định luôn ủng hộ doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Liên bang Nga mở rộng hợp tác trên cơ sở Đối tác chiến lược toàn diện.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng Chính phủ đánh giá ở một số địa phương, ban chỉ đạo, người đứng đầu quyết tâm chưa cao, chưa quyết liệt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho nhân dân là công việc rất nhân văn, ý nghĩa.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Putin: Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo bước phát triển mới Việt Nam - Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Putin: Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo bước phát triển mới Việt Nam - Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng.
Thủ tướng yêu cầu

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
TRỰC TIẾP: Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TRỰC TIẾP: Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Sáng 11/5, Báo Công Thương truyền hình trực tiếp Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025).
TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Sáng nay ngày 11/5, Báo Công Thương tường thuật trực tiếp Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025).
Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Chính phủ tạo

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Chính phủ đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp và ít nhất 20 tập đoàn tư nhân có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Việt Nam ưu tiên việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, coi trọng việc tăng cường hợp tác lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Đại biểu Quốc hội đề xuất tách riêng điều luật về Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có cơ chế cho cơ sở sản xuất làng nghề, nông thôn.
Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia, nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác nghị viện, hoàn thiện pháp lý.
Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quy hoạch phải minh bạch, đồng bộ, lấy ý kiến dân và giám sát chặt chẽ để không bị điều chỉnh tùy tiện.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Ủng hộ sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo định hướng linh hoạt, các đại biểu đề xuất mở rộng hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.
Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Đại biểu Đỗ Văn Yên đề nghị cần có cơ chế mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn, khuyến khích chuyên gia tham gia xây dựng quy chuẩn.
Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng yêu cầu 10 địa phương làm cơ quan chủ quản dự án cao tốc đang còn vướng mắc cần có giải pháp, triển khai quyết liệt hơn.
Mobile VerionPhiên bản di động