Thứ ba 19/11/2024 01:14
Báo cáo xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2022:

Mua sắm trực tuyến, thanh toán không tiền mặt tăng mạnh

Cốc Cốc vừa công bố Báo cáo Xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2022. Trong đó, mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền mặt là xu hướng nổi bật.

Đây là bản báo cáo thống kê chi tiết về xu hướng tìm kiếm và tiêu dùng của người dùng Việt năm 2022 trên Cốc Cốc - công cụ tìm kiếm và trình duyệt dành cho người Việt và là Nền tảng phục vụ người dân do Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận. Cốc Cốc cũng vừa xuất sắc được vinh danh Top 10 sản phẩm - Dịch vụ Tin dùng Việt Nam 2022.

55% người dùng trả lời rằng họ đang mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử

Chia sẻ về báo cáo, bà Mai Thị Thanh Oanh - Giám đốc Kinh doanh và Đối ngoại của Cốc Cốc cho biết, với lợi thế am hiểu địa phương và sở hữu lượng người dùng lớn, Cốc Cốc thấu hiểu sâu sắc những nhu cầu và mối quan tâm của người dùng Việt Nam dựa trên thói quen sử dụng trình duyệt, tìm kiếm của người dùng.

Từ đó, đưa ra các phân tích, báo cáo số liệu chính xác để khắc họa bức tranh thế giới số và các sự kiện, sự chuyển biến trong nhiều lĩnh vực. Thông qua báo cáo này, Cốc Cốc hy vọng trở thành nguồn dữ liệu hữu ích giúp các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh cuối năm phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường và sự quan tâm của người Việt trên không gian mạng.

Báo cáo này đưa ra 4 xu hướng nổi bật nhất mà người Việt quan tâm trong năm 2022, bao gồm: Thắt chặt chi tiêu, ưu tiên thiết yếu; cao cấp hóa; dịch chuyển số, mua sắm trực tuyến và nâng cao trải nghiệm, giá trị sống.

Dựa trên số liệu từ báo cáo, xu hướng nổi bật nhất của người dùng Việt trên Internet chính là mua sắm trực tuyến và thanh toán phi tiền mặt. Đặc biệt, ở đâu có người dùng số, ở đó có thương mại điện tử. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của người dân cho nhu cầu dịch chuyển số trong tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực.

Đáng chú ý, có tới 47% người dùng Cốc Cốc chọn sử dụng phương thức thanh toán hiện đại, bao gồm: chuyển khoản, ví điện tử, thẻ ngân hàng nội địa, thẻ tín dụng. Nguyên nhân được đưa ra là do tiết kiệm thời gian mua bán, tiện lợi trong việc thanh toán và có nhiều ưu đãi hơn so với mua và thanh toán trực tiếp.

Bên cạnh đó, thị trường đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của các siêu ứng dụng, trong đó nổi bật nhất là các app thương mại điện tử. Có đến 55% người dùng trả lời rằng họ đang mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… Số còn lại cho biết họ mua sắm trực tuyến thông qua mạng xã hội (chiếm 24%) hoặc cả hai (21%).

Tuy nhiên, trong bối cảnh Tết Nguyên Đán Quý Mão đang tới gần, người dùng có xu hướng tiêu dùng thông minh hơn bằng cách thắt chặt chi tiêu, ưu tiên thiết yếu. Người Việt cũng có nhiều kỳ vọng với các nhãn hàng, đặc biệt là về giá cả và chất lượng dịch vụ. Cụ thể, có tới 65% người dùng quan tâm tới bình ổn giá và các chương trình giảm giá, khuyến mại.

Cùng với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự hồi phục của du lịch, xu hướng cao cấp hóa được người Việt thể hiện thông qua nhu cầu ăn và ở. Lượng tìm kiếm về các từ khóa “villa”, “resort”, “khách sạn 5 sao” đều tăng với mức tăng trưởng lần lượt là 53%, 35% và 21%.

Dự kiến, trong Quý I/2023, Cốc Cốc sẽ phát hành thêm báo cáo về Xu hướng tìm kiếm của người Việt (Year in Search) năm 2022.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD