Căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông đã hạn chế đà tăng giá cà phê xuất khẩu Giá cà phê xuất khẩu đảo chiều tăng trở lại, tồn kho xuống thấp kỷ lục |
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, khép lại phiên giao dịch 7/2, giá Arabica tăng 1,33% sau ba phiên giảm liên tiếp. Bất chấp nguồn cung đang có tín hiệu cải thiện, giá Arabica khởi sắc khi thị trường cho rằng nhu cầu về mặt hàng này đang tăng lên khi giá Robusta quá cao.
Hãng tư vấn hEDGEpoint Global cho biết các nhà rang xay cà phê đang có xu hướng ưu tiên sử dụng hạt Arabica chất lượng thấp thay thế hạt Robusta để giảm chi phí sản phẩm. Hiện tại Robusta đang tăng 67% trong khi đà tăng của Arabica nhẹ hơn, khiến chênh lệch giá giảm bớt, từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu từ Robusta sang Arabica.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh |
Giá Robusta tiếp tục hồi phục mức 0,69%. Lo ngại về thiếu hụt nguồn cung cục bộ ngày càng nghiêm trọng khi tồn kho trên Sở ICE-EU chưa dứt đà giảm. Cụ thể, tổng lượng Robusta đang lưu trữ tại đơn vị này hiện còn 25.840 tấn, giảm 1.410 so với phiên trước và tiếp tục hướng tới mức thấp kỷ lục mới.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (8/2), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tăng nhẹ 200 đồng/kg. Theo đó, cà phê trong nước hiện được thu mua quanh mức 77.800 - 78.900 đồng/kg.
Giá cà phê tăng đến 35% so với cùng kỳ đẩy giá trị xuất khẩu tăng - Ảnh minh họa |
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), những ngày giữa tháng 1/2024, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh. Căng thẳng ở Biển Đỏ có thể tác động tiêu cực đến lạm phát và lãi suất toàn cầu.
Bên cạnh đó, nhu cầu cà phê Robusta cao tác động tích cực lên giá. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong ngắn hạn.
Giá cà phê Robusta vẫn còn nguyên sự hỗ trợ từ nguồn cung và chi phí vận chuyển. Mới nhất là Reuters đưa tin nông dân Việt Nam từ chối giao hàng và yêu cầu đàm phán lại khi giá cà phê Robusta toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong 28 năm. Không chỉ riêng cà phê châu Á bị ách tắc vì vấn đề Biển Đỏ mà cả cà phê của Đông Phi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra mối lo khô hạn tại Brazil và tồn kho trên sàn thấp cũng là những nguyên nhân giúp cà phê 2 sàn tăng trở lại.