Thứ tư 18/12/2024 08:09

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.

Lễ hội Hết Chá là lễ hội đặc sắc và vô cùng quan trọng của dân tộc Thái(Mộc Châu, Sơn La) được tổ chức thường niên vào mùa hoa ban nở. Lễ hội thể hiện tinh thần đại đoàn kết cộng đồng văn hóa bản làng cùng giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đây còn là dịp để bà con vùng cao thể hiện tấm lòng biết ơn trời đất, tổ tiên, những đấng sinh thành có công giáo dưỡng, những vị thầy đã chữa hết bệnh cho mình.

Lễ hội Hết Chá được tổ chức thường niên vào mùa hoa ban nở
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Được biết, lễ hội Hết Chá là phong tục tập quán có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái được lưu truyền và gìn giữ. Lễ hội bắt nguồn từ tích truyện, bà con dân tộc Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo dùng mẹo và xin thần linh chữa được bệnh cho dân làng. Mang ơn thầy mo, nhiều người xin được làm con nuôi của ông. Và rồi, cứ mỗi dịp cuối năm (vào 29, 30 Tết), con cháu lại đến tạ ơn thầy mo, nhưng thời điểm đó đang bận rộn chuẩn bị đón Tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào tháng 3 hàng năm... Từ đó, vào độ xuân về, khi cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở, là lúc người Thái tổ chức lễ hội Hết Chá.

Chuẩn bị lễ vật cho lễ hội Hết Chá
Lễ hội Hết Chá không thể thiếu cây nêu

Theo truyền thống lễ hội Hết Chá được chia làm 2 phần. Phần lễ để mọi người tỏ lòng thành kính với bậc cha nuôi có công ơn cứu chữa mình, tạ ơn đất trời và thần linh. Thông qua phần lễ với những tích xưa được kể và dựng lại do chính những người dân biểu diễn, người tham dự lễ hội sẽ được truyền dạy kinh nghiệm sản xuất cũng như nghe những lời răn dạy để mọi người sống với nhau tốt hơn. Điểm nổi bật của những tích trò là tính hài hước, hóm hỉnh theo lối gái giả trai, trai giả gái, làm cho người xem cười thỏa thích.

Nghi thức trong lễ hội Hết Chá
Phần lễ với những tích xưa được kể và dựng lại do chính những người dân biểu diễn

Trong khi đó, phần hội gồm các hoạt động mô phỏng lại cuộc sống bình dị thường ngày của đồng bào dân tộc Thái ở thời kỳ dựng bản, dựng mường, xây dựng đời sống mới. Phần hội diễn ra những trò diễn dân gian vui nhộn, dạy con cháu khai hoang ruộng, tập cho trâu cày, khơi dậy nền văn minh lúa nước của đồng bào dân tộc.

Những tích trò là tính hài hước, hóm hỉnh theo lối gái giả trai, trai giả gái
Tiếng trống, chiêng rộn rã trong lễ hội Hết Chá

Đan xen một số tiết mục kịch câm dí dỏm, vui nhộn phê phán những thói hư tật xấu, khích lệ những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh đó, là những điệu xòe uyển chuyển, nhịp nhàng, duyên dáng quanh cây nêu hòa cùng tiếng trống, chiêng rộn rã và âm thanh trầm bổng của đội nhạc. Các hoạt động trong Lễ hội diễn ra xung quanh cây nêu, khơi dậy cuộc sống bình dị với thiên nhiên hoang dã được thể hiện trên cây nêu, với hoa ban, hoa mạ, hình con thú, con chim, ve sầu, ong bướm… đủ mầu sắc treo trên cây nêu, tượng chưng cho sự sống, mùa xuân.

Phần hội là những trò diễn dân gian vui nhộn
Múa hát mừng lễ hội Hết Chá của đồng bào Thái

Lễ hội Hết Chá là hình thức sinh hoạt độc đáo, gắn kết cộng đồng làng bản. Đây cũng là dịp để người dân tạ ơn đất trời, tạ ơn đấng sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, mọi người ấm no hành phúc.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: lễ hội Hết Chá

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm