Chủ nhật 22/12/2024 15:34

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Sự độc lạ của kéo co của đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai không không phải nam kéo với nam, nữ kéo với nữ mà ở đây nữ đấu với nam.

Nghi lễ kéo co từ lâu đã gắn bó mật thiết, trở thành hoạt động không thể thiếu trong các dịp lễ Tết của bà con dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai. Thông qua trò chơi này, đồng bào mong muốn gửi gắm ước nguyện về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, khoẻ mạnh, gắn kết cộng đồng.

Độc lạ kéo co người Tày, nam đấu với nữ

Nét độc đáo của trò chơi kéo co của đồng bào dân tộc Tày là đội hình tham gia kéo co được chia thành hai bên nam nữ, sao cho âm dương hòa hợp. Vì vậy cách sắp đặt vị trí đứng của những người tham gia kéo co cũng được tuân thủ theo quy luật âm dương. Khi tham gia kéo co, nam giới luôn đứng ở phía Tây còn nữ giới đứng ở phía Đông phía mặt trời mọc thể hiện sự tươi sáng trong lành sinh sôi nguồn sinh khí mới. Đây là hướng được người Tày rất coi trọng. Đặc biệt người tham gia kéo co gia đình phải hạnh phúc không cờ bạc rượu chè…

Rước dây kéo trước khi tiến hành kéo co
Thầy Mo làm lễ kéo co

Việc chọn dây để kéo co đối với người Tày là công việc quan trọng và phải tuân thủ một số kiêng kỵ nhất định. Họ thường dùng dây song (mây) hoặc dây “má me”. Cả hai loại cây này đều có nhiều hoa, nhiều quả và tượng trưng cho một con rồng thiêng “pẻng luông”, mang sức mạnh dẻo dai,…

Thầy Mo tiến hành một số nghi thức trước khi kéo co
Nghi thức mở dây kéo

Khi kéo, dây được chia làm 2 phần đều nhau, phần chính giữa quấn dây vải đỏ hoặc giấy đỏ để làm ranh giới. Tư thế kéo, cách cầm nắm dây kéo cũng được những người chơi đặc biệt lưu ý. Hai đội kéo co cũng đồng nghĩa với việc “kéo rồng”, với mong muốn, rồng phun mưa cho làng bản có nước đầy đồng, cá đầy sông, đầy suối, mùa màng tươi tốt,...

Đội nam kéo phần gốc dây, tương ứng với thân và đầu rồng
Đội nữ sẽ kéo phần ngọn dây, tương ứng với đuôi rồng

Đối với đồng bào dân tộc Tày (Lào Cai) quy định đội nam kéo phần gốc dây, tương ứng với thân và đầu rồng; bên nữ sẽ kéo phần ngọn dây, tương ứng với đuôi rồng. Khi kéo, người kéo ở vị trí cuối cùng của đội nam không được cầm vào phần ngoài cùng của dây, vì đây là vị trí miệng và mắt rồng. Nếu người kéo không biết, hoặc vô ý cầm vào gốc sợi dây, sẽ bịt mất miệng và mắt rồng, khiến cho rồng không thể phun được mưa, năm đó trời sẽ khô hạn, mất mùa,...

Tiếng trống hội vang lên, thúc giục cả 2 đội ra sức kéo
Trò chơi kéo co của dân tộc Tày diễn ra khí vô cùng náo nhiệt

Trò chơi kéo co của dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai diễn ra trong không khí vô cùng náo nhiệt. Tiếng trống hội vang lên, cả 2 đội ra sức kéo. Từ những người trực tiếp thực hành kéo co đến những người phục vụ cho đội kéo co và cả người dân đến dự, cổ vũ đều hồ hởi tham gia tự nguyện, không hề vụ lợi hoặc mang tâm lý thắng thua. Người xem đứng thành vòng tròn bên ngoài reo hò, khích lệ đội chơi.

Hát múa mừng nghi lễ kéo co của đồng bào Tày

Không đơn giản là một trò chơi dân gian gắn với tín ngưỡng cầu mùa, kéo co còn là một nghi lễ để đồng bào gửi gắm ước nguyện về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, khỏe mạnh, gắn kết cộng đồng.

Đến nay, trò kéo co vẫn vẫn luôn là một nghi lễ thiêng được cộng đồng các thế hệ người Tày trân trọng.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: kéo co

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4