Thứ ba 13/05/2025 01:37

Ký kết hợp tác phát triển điện gió giữa Việt Nam và Đức

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Đức, ngày 31/10/2021, triển khai nội dung hợp tác trong khuôn khổ “Thỏa thuận khung về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng” giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Siemens CHLB Đức, Siemens Gamesa Renewable Energy (SGRE) đã ký biên bản ghi nhớ với BCG Energy của Việt Nam về việc cung cấp thiết bị và giải pháp kỹ thuật để phát triển điện gió tại Việt Nam.

Lễ ký kết được diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị biến đổi khí hậu COP26 tại Vương quốc Anh, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo cấp cao của hai bên.

Siemens Gamesa Renewable Energy (SGRE) đã ký biên bản ghi nhớ với BCG Energy của Việt Nam về việc cung cấp thiết bị và giải pháp kỹ thuật để phát triển điện gió tại Việt Nam

Theo thỏa thuận ký kết với BCG Energy, SGRE sẽ là đơn vị cung cấp trang thiết bị, các giải pháp kỹ thuật cho BCG Energy để thực hiện lộ trình xây dựng hơn 500 MW điện gió tại Việt Nam trong vài năm tới. Giá trị hợp đồng dự kiến khoảng 400 triệu USD.

Phía SGRE nhận định, Việt Nam hiện là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về phát triển năng lượng tái tạo, có điều kiện khí hậu tự nhiên phù hợp để triển khai các dự án điện gió.

Trong buổi tiếp và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp, đại diện BCG Energy và SGRE đã đề xuất các giải pháp đưa chuỗi cung ứng điện gió về Việt Nam để nâng cao năng lực sản suất. SGRE và BCG Energy cùng cam kết sẽ nỗ lực làm việc với các bên liên quan để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành công nghiệp điện gió và hỗ trợ mục tiêu chuyển đổi xanh, phát triển bền vững của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị COP26 và thăm làm việc tại Anh

Trước đó, ngày 11/9/2011, tại thủ đô Helsinki (Phần Lan), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens Energy, khẳng định hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Đức trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm cả điện khí và điện gió.

Đây là những hoạt động hợp tác trong khuôn khổ “Thỏa thuận khung về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng” hướng tới xây dựng “Lộ trình cơ sở hạ tầng thông minh cho Việt Nam” được ký giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Siemens vào ngày 9/4/2019.

Mục tiêu tổng thể của lộ trình là đưa Việt Nam phấn đấu sớm trở thành quốc gia công nghiệp và theo đuổi tăng trưởng bền vững. Các mục tiêu cụ thể là đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng liên tục và bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh và phát triển kế hoạch đầu tư hạ tầng.

Siemens Gamesa Renewable Energy (SGRE) là thành viên của Tập đoàn Siemens, CHLB Đức. Đây là hãng cung cấp thiết bị công nghệ điện gió và năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, có 40 năm kinh nghiệm trong ngành năng lượng sạch. SGRE chuyên cung cấp, lắp đặt và bảo dưỡng các tuabin gió, tạo ra hơn 100 GW năng lượng gió, đủ để cung cấp cho 87 triệu hộ gia đình trên khắp thế giới. Riêng tại Việt Nam, SGRE đang cung cấp trang thiết bị và giải pháp kỹ thuật cho 14 dự án điện gió, có tổng công suất 1,17 GW.

BCG Energy - thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital, là một trong những đơn vị phát triển năng lượng tái tạo tiên phong tại Việt Nam. Tổng công suất năng lượng mặt trời đang phát điện mà BCG Energy sở hữu là 577,1 MW. Danh mục các dự án năng lượng tái tạo mà BCG Energy đang đầu tư rất da đạng, gồm cánh đồng năng lượng mặt trời, điện mặt trời áp mái và điện gió. Mục tiêu của BCG Energy là đạt công suất phát điện 1,5 GW vào năm 2023.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Điện gió

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn