Thứ bảy 21/12/2024 14:58

Kinh doanh trên mạng xã hội sẽ “qua mặt” sàn thương mại điện tử?

Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn kinh doanh trên mạng xã hội để đẩy mạnh bán hàng.

Còn nhiều dư địa phát triển thương mại điện tử

Tại Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2023 (Vietnam Online Business Forum 2023) với chủ đề “Smart E-commerce”, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, sau hai năm đại dịch Covid-19, ngành thương mại điện tử đã bước vào năm 2022 với nhiều tín hiệu lạc quan. Dù vậy, những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại nước ta, đặc biệt là những tháng cuối năm và kéo dài sang năm 2023.

VECOM ước tính, năm 2022 quy mô giao dịch thương mại điện tử bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hoá trực tuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hoá khoảng 7,2%, cao hơn tỷ lệ tương ứng 6,7% của năm 2021.

Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2023 (Vietnam Online Business Forum 2023) với chủ đề “Smart E-commerce” do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức

Sang năm 2023, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, 3 tháng đầu năm tổng sản phẩm trong nước tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,3%. Hai ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 26,0%, ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,1%.

Rõ ràng, những khó khăn lớn của nền kinh tế từ giữa năm 2022 đã kéo dài sang quý I và có thể đến hết năm 2023. Trong bối cảnh khó khăn đó, VECOM đánh giá thương mại điện tử của quý I tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ và cả năm vẫn có thể đạt trên 25%.

Như vậy, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những lĩnh vực kinh tế sáng nhất, tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, khi so sánh mức trung bình toàn cầu và đặc biệt là so với nước láng giềng có nhiều nét tương đồng là Trung Quốc thì các tỷ lệ trên còn rất thấp.

VECOM đưa dẫn chứng, năm 2022 tại Trung Quốc bán lẻ hàng hoá trực tuyến chiếm 27,2% toàn bộ doanh số bán lẻ hàng hoá, gấp đôi tỷ lệ này của năm 2016 và cao hơn tỷ lệ 24,5% của năm 2021. “Rõ ràng thương mại điện tử nước ta dù phát triển với tốc độ cao, nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu. Tiềm năng cho sự phát triển thương mại điện tử còn rất lớn” - VENCOM nhận định.

Có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội

65% doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội

Theo VECOM, hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội là những nét nổi bật của ngành thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2022 và quý I/2023.

Đáng chú ý, kết quả khảo sát của VECOM cho thấy, có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội. Ngoài ra, số lượng lao động trong doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ như Zalo, WhatsApp, Viber hay Facebook Messenger cũng liên tục tăng qua từng năm.

“Bán hàng trên các mạng xã hội đang được đánh giá mang lại hiệu quả cao nhất, vượt qua các hình thức khác như website hay ứng dụng của doanh nghiệp cũng như sàn thương mại điện tử. Nổi bật nhất trong số các mạng xã hội là sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của TikTok Shop. Kinh doanh trên nền tảng này có sức hút rất lớn đối với đông đảo thương nhân trên cả nước”, đại diện VECOM cho hay.

Cũng theo VECOM, hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng ổn định. Theo khảo sát của VECOM, năm 2022 có 23% doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

Năm 2022 có 23% doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử

Theo Công ty Cổ phần Khoa học dữ liệu Metric, tổng doanh số của 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu cùng với Tiktok Shop lên tới 141.000 tỷ đồng (khoảng 6 tỷ USD). Shopee và Lazada là hai sàn thương mại điện tử lớn nhất, trong khi đó dù mới hoạt động từ giữa năm 2022 nhưng Tiktok Shop cũng đã trở thành nền tảng thương mại điện tử bán lẻ lớn thứ ba tại Việt Nam.

Theo ông Đỗ Hữu Hưng, CEO Accesstrade, thương mại điện tử hiện không chỉ dừng lại ở các sản phẩm, hàng hóa mà còn mở rộng ra các ngành dịch vụ khác như tài chính, du lịch, ngân hàng… Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử cho biết, họ sẽ tăng tỷ trọng lên thương mại điện tử từ 20% lên 40% vì đây là kênh giúp họ tăng trưởng nhanh hơn.

Hiện có 3 xu hướng nổi bật trong thương mại điện tử là live commerce (thương mại trực tiếp), tiếp thị liên kết, ChatGPT. Với xu hướng live commerce, đây là cách giúp các thương hiệu tăng tốc độ bán hàng. Nếu theo phương thức truyền thống, các doanh nghiệp mang sản phẩm ra gian hàng, có thể mất tới 30 ngày mới giải quyết hàng tồn kho. Nhưng với live commerce, trong một phiên phát trực tiếp buổi tối (4 tiếng) có thể bằng một shop bán truyền thống trong 1 tháng.

Theo ông Đỗ Hữu Hưng, các doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử chưa thành công là mải chạy theo trend (xu hướng), đây là cách tiếp cận không bền vì không tạo ra “ma trận điểm chạm”. Bởi kinh doanh thương mại điện tử khác truyền thống ở chỗ người tiêu dùng quyết định rất nhanh. Vì vậy doanh nghiệp xây dựng được nền tảng thương mại điện tử đa kênh sẽ có lợi thế. Hiện nay cần tận dụng lợi thế công nghệ để kinh doanh chứ không phải dựa vào sức và tiền.

“Doanh nghiệp khi Facebook bùng nổ thì bỏ website, có Shopee thì bỏ Facebook, hay có Tiktok thì bỏ Shopee, không thể tạo ra “ma trận điểm chạm”. Ví dụ như Thế giới Di động, họ luôn chọn địa điểm đẹp nhất ở các ngã 4, mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, nên dù bán giá cao nhưng vẫn đông người lựa chọn. Hay như Shopee, phủ sóng khắp nơi từ facebook, quảng cáo, áp phích… đi đâu cũng thấy Shopee nên người tiêu dùng mua ở đâu cũng quay về Shopee”, ông Hưng nêu ví dụ.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025