Chủ nhật 24/11/2024 16:32

Kiểm tra toàn diện TikTok: Những vi phạm sẽ được xử lý theo pháp luật Việt Nam

Kết quả cuộc kiểm tra toàn diện TikTok dự kiến sẽ được công bố tại họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc sớm hơn.

Đề cập về tình hình kiểm tra nền tảng mạng xã hội TikTok tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Thông tin và Truyền thông vừa qua, ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, việc kiểm tra đã bước vào giai đoạn cuối cùng và đang chốt cam kết khắc phục.

Theo Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, kết quả cuộc kiểm tra toàn diện TikTok dự kiến sẽ được công bố tại họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc sớm hơn.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, kết luận của cuộc kiểm tra toàn diện TikTok đang được Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất với một số Bộ, ngành khác. Những hành vi vi phạm của nền tảng phải được xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

"Quan trọng nhất là chúng ta phải đưa ra nhóm giải pháp để chấm dứt hành vi vi phạm và đạt được cam kết" - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.

TikTok hiện là một trong những mạng xã hội có nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố 6 sai phạm lớn của TikTok tại thị trường Việt Nam gồm:

Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại gây nguy hiểm với trẻ em. Sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view.

Không quản lý các thần tượng TikTok sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa, thậm chí tạo trend; Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả nhằm ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái; Không có biện pháp kiểm soát các nội dung vi phạm bản quyền; Để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả.

Ngay sau đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động của Tiktok tại Việt Nam. Đơn vị chủ trì là Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, ngoài ra còn có các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông là: Thanh tra Bộ, Cục An toàn thông tin, Cục Báo chí, Cục Viễn thông. Đoàn kiểm tra còn có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành: Công an; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, đoàn thực hiện kiểm tra tại Công ty TNHH Công nghệ Tiktok Việt Nam và Văn phòng đại diện của Tiktok Việt Nam, địa điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm 8 nội dung.

Cụ thể như, chấp hành các quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho người sử dụng trong nước; quy trình kiểm duyệt thông tin; xác thực thông tin người dùng; ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam; xử lý khiếu nại của người dùng; thuật toán phân phối, đề xuất nội dung cho người dùng; thu thập, quản lý, lưu trữ, sử dụng dữ liệu của người dùng; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; chấp hành các quy định về quảng cáo; chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội trên không gian mạng; tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; thực hiện nghĩa vụ thuế.

Đối với nội dung về quản lý người nổi tiếng, người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật - biểu diễn trên TikTok (Idol TikTok); đánh giá tác động của TikTok đối với thanh, thiếu niên; đánh giá tác động, ảnh hưởng của mạng xã hội TikTok đến xu hướng và vai trò của truyền thông chính thống...

Theo số liệu của DataReportal, tính đến tháng 2/2023, Việt Nam có khoảng 49,9 triệu người sử dụng mạng xã hội TikTok. Cùng với Facebook, Zalo, YouTube, TikTok hiện là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam.
Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam