Thứ năm 21/11/2024 20:20

Khoa học công nghệ trong nông nghiệp: Cần hướng đến các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao

Ngày 18/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Khoa học công nghệ Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Công nghệ mới, sản phẩm mới”.

Hội nghị nhằm đánh giá các kết quả hoạt động khoa học công nghệ của cán bộ và sinh viên của Học viện, vinh danh các nhà khoa học đã đạt thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đồng thời giới thiệu một số công nghệ và sản phẩm tiêu biểu.

GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam - cho biết, khoa học và công nghệ là sức sống của trường đại học, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, vai trò của đội ngũ trí thức, trường đại học trong việc phát triển khoa học công nghệ, đóng góp cho nền kinh tế trí thức càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Là đơn vị đào tạo đại học, trong những năm qua, Học viện Nông nghiệp Việt Nam rất chú trọng công tác nghiên cứu tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao, phục vụ cho tái cơ cấu nông nghiệp - phát triển nông thôn, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, giá trị gia tăng cao.

Hướng tới các nghiên cứu có tính chất cơ bản để tạo ra những công nghệ nguồn, công bố quốc tế, đồng thời, coi trọng các sản phẩm tiến bộ kỹ thuật, quy trình có thể chuyển giao được vào thực tiễn. Từ những định hướng trên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thành lập các nhóm nghiên cứu (36 nhóm nghiên cứu mạnh, 6 nhóm nghiên cứu xuất sắc và 4 nhóm nghiên cứu tinh hoa) để tăng cường các nghiên cứu chuyên sâu, mang tính đột phá để tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao và tăng cường công bố quốc tế….

Để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ cho các phòng thí nghiệm. Đặc biệt, học viện thành lập các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp khởi nguồn khoa học công nghệ Spin off. Đây chính là tiền đề, là nền tảng cho hoạt động khoa học và công nghệ trong những năm vừa qua và đã tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.

Trong giai đoạn 2019-2021, hoạt động khoa học công nghệ của Học viện đã đạt được thành tích đáng khích lệ, số lượng đề tài tăng. Số lượng các tiến bộ kỹ thuật/bằng sáng chế/giải pháp hữu ích tăng mạnh, đặc biệt là các công bố quốc tế tăng 10%.

Các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được chế tạo thành các sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng

Thực tế, các nghiên cứu khoa học nông nghiệp của Học viện đã đi vào cuộc sống, phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Các chế phẩm vi sinh VNUA – Biotic, VNUA - Mios V và VNUA - Aqua của Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) là một ví dụ.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh, người chịu trách nhiệm triển khai đề tài nghiên cứu, VNUA - Biotic là sản phẩm bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, có tác dụng tăng hệ số tiêu hóa của vật nuôi giúp tiết kiệm thức ăn, giảm phát thải của vật nuôi. Trong khi đó, VNUA - Mios V là chế phẩm vi sinh dùng xử lý môi trường, khử mùi nền chuồng; VNUA - Aqua dùng trong xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Tính năng vượt trội của bộ sản phẩm này là giúp nâng cao hệ số tiêu hóa, tăng cường miễn dịch cho vật nuôi nên giảm được lượng thức ăn tiêu thụ mà vật nuôi vẫn khỏe mạnh, giúp nông dân giảm được khoảng 20% lượng thức ăn sử dụng.

Đưa các chế phẩm vi sinh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam vào chăn nuôi, điều dễ nhận thấy nhất là trại gà không còn mùi hôi, không khí rất sạch. Không những thế, đàn gà luôn khỏe mạnh, chất lượng thịt, trứng thơm ngon vì hợp tác xã đã dùng chế phẩm sinh học thay thế thuốc kháng sinh và hóa chất.

Ông Đặng Đức Đắc - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tùng Dương (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), tính trung bình, chi phí đầu vào sẽ giảm được 200-300 nghìn đồng/con lợn, 20 nghìn đồng/con gà. Mặt khác, còn giảm 95% mùi trong môi trường chăn nuôi, giảm phát thải khí nhà kính…

“Hướng nghiên cứu của Viện là lấy người nông dân làm trung tâm để phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng trong sản xuất, để các sản phẩm khoa học công nghệ lan tỏa sâu rộng và hỗ trợ nông dân tiếp cận với các tiến bộ mới”, TS Hoàng Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh chia sẻ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, tình trạng của cả nước nói chung và Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói riêng đó là số lượng các sản phẩm có thể ứng dụng và chuyển giao vào thực tiễn vẫn còn rất khiêm tốn.

Câu hỏi đặt ra làm thế nào để cho kết quả nghiên cứu gắn với thực tiễn được tốt hơn. GS.TS Nguyễn Thị Lan cho rằng, đây là vấn đề khó khăn. Bởi chủ trương, cơ chế chính sách đều đã có nhưng có thể vẫn còn một vài những điểm nghẽn nào đó mà chưa được rà soát và khai thông. “Hiện Học viện đang có một nhóm nghiên cứu về chính sách để làm sao tháo gỡ các điểm nghẽn này”, GS.TS Nguyễn Thị Lan chia sẻ và cho rằng, nếu việc gắn kết nhà khoa học, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người sử dụng được tốt thì có thể chuyển giao được sản phẩm từ nghiên cứu vào thực tiễn. Tuy nhiên, việc này cần bắt nguồn ngay từ ý tưởng chứ không phải đến có sản phẩm rồi thì mới đi tìm sẽ rất mất thời gian.

GS,TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và ông Nguyễn Xuân Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trao giải cho các nhóm nghiên cứu.

Tại hội nghị, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trao giải cho các nhóm nghiên cứu đạt giải xuất sắc nghiên cứu tạo ra các công nghệ và các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao, phục vụ cho tái cơ cấu nông nghiệp - phát triển nông thôn, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, giá trị gia tăng cao.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024