Thứ hai 21/04/2025 20:54

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Trang phục truyền thống của người Ca Dong có giá trị sáng tạo, văn hóa, thẩm mỹ là sự kết tinh trong môi trường tự nhiên và đúc kết từ đời sống hàng ngày

Trang phục truyền thống dân tộc Ca Dong, tỉnh Quảng Nam mang nét đẹp của sự hồn nhiên, thanh khiết như đất, như nước, như núi rừng, ẩn chứa tâm lý, tình cảm của tộc người.

Trang phục truyền thống Ca Dong mang đậm nét đẹp của sự hồn nhiên, thanh khiết
Dân tộc Ca Dong lấy màu đen, đỏ và màu chàm làm chủ đạo cho trang phục

Đồng bào Ca Dong lấy màu đen, đỏ và màu chàm làm màu chủ đạo cho trang phục truyền thống của mình. Họa tiết hoa văn trên trang phục thường được trang trí chạy dọc theo chiều dài của áo, váy, khố với ba màu chủ yếu là vàng, trắng, đỏ.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Ca Dong gồm có áo, váy và dây buộc ở bụng
Thiếu nữ Ca Dong duyên dáng, tự tin trong bộ trang phục truyền thống

Trong đó, trang phục truyền thống của phụ nữ Ca Dong gồm có áo, váy và dây buộc ở bụng. Áo thường là kiểu áo chui đầu, không có tay. Váy của phụ nữ Ca Dong được dệt từ những sợi bông với nhiều màu sắc khác nhau, chủ yếu là màu đỏ, vàng, và trắng. Dưới mép của váy được trang trí với nhiều tua màu đỏ. Đi kèm với váy bao giờ cũng có một thắt lưng màu trắng mộc mạc nhưng đầy sức gợi cảm.

Đàn ông Ca Dong mặc khố và để mình trần, thể hiện sự lực lưỡng, khoẻ mạnh

Trong khi đó, trang phục ngày thường của người đàn ông Ca Dong họ mặc khố và để vai trần, thể hiện sự lực lưỡng, khoẻ mạnh. Khố là một tấm vải dài, khổ hẹp được dệt trên nền chàm đen, với ba màu đỏ, trắng và vàng chạy dọc theo chiều dài của thân khố và hai bên thân, chân khố được kết nối với những tua màu đỏ. Khi đàn ông, thanh niên mặc khố, họ luồn qua hai chân, quấn quanh thắt lưng, thả mành mành hai đầu buông dài trước và sau đến gần cổ chân có dáng hình chữ T.

Trong lễ hội đàn ông Ca Dong thường khoác trên mình tấm choàng quấn chéo trên ngực dáng chữ X

Trong các lễ hội, người đàn ông Ca Dong thường mặc khố và khoác trên mình tấm choàng quấn chéo trên ngực dáng chữ X vừa thể hiện sự giàu có vừa toát lên vẻ đẹp hoang dã và mang đậm chất của một cư dân miền núi.

Trang phục truyền thống Ca Dong đúc kết từ đời sống hàng ngày

Đặc biệt, thiếu nữ dân tộc Ca Dong rất thích đeo chuỗi cườm nhiều màu sắc ở cổ và chuỗi dây quấn thêm ở thắt lưng. Riêng phụ nữ Ca Dong có chồng và lớn tuổi, ngoài dùng dây buộc váy màu trắng ở bụng ra, họ còn dùng đồ trang sức bằng chuỗi dây nhiều màu sắc quấn vào lưng quần, đeo nhiều trang sức bằng đồng, vòng bạc ở tay, ở cổ để tăng thêm vẻ đẹp mỗi khi tham gia lễ hội. Người Ca Dong rất quý những chiếc vòng này và nó cũng là tín vật không thể thiếu trong lễ cưới của người Ca Dong. Tùy vào điều kiện của từng gia đình, ngoài những tặng phẩm truyền thống, họ hàng nhà trai cần chuẩn bị một chiếc vòng đeo tay bằng đồng, vòng bạc để đôi bạn trẻ làm của hồi môn.

Đồng bào Ca Dong rất thích đeo vòng mỗi khi tham gia lễ hội

Ngày nay, đồng bào nơi đây vẫn còn giữ nhiều nét đẹp văn hóa trong phong tục tập quán, nghề dệt vải thổ cẩm với các bộ trang phục truyền thống đặc sắc, rực rỡ đã góp phần làm nên diện mạo đặc trưng của vùng đất, con người và văn hóa Ca Dong.

Trang phục truyền thống hàm chứa giá trị nhân văn của cộng đồng dân tộc Ca Dong

Có thể thấy, trang phục truyền thống của người Ca Dong hàm chứa giá trị sáng tạo, văn hóa, thẩm mỹ và cả giá trị nhân văn của cộng đồng dân tộc Ca Dong. Trang phục truyền thống của họ còn ẩn chứa tâm lý, tình cảm của tộc người và mối quan hệ của tộc người với môi trường thiên nhiên xung quanh được đúc kết từ đời sống hằng ngày, từ lao động sản xuất và cốt cách mang đặc trưng văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Ca Dong

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống