Thứ hai 23/12/2024 06:49

Khám phá cội nguồn cà phê thế giới tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới” ra đời nhằm giới thiệu nguồn cội cà phê đến người dân, du khách.
Sáng ngày 9/3, tại Bảo tàng Thế giới cà phê (đường Nguyễn Đình Chiểu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã diễn ra Triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới”, thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng lãm.
Triển lãm được tổ chức nhằm quảng bá, giới thiệu lịch sử, nguồn cội, văn hóa nghệ thuật, văn minh cà phê đến với nhân dân, du khách trong và ngoài nước; tôn vinh ngành cà phê tại Việt Nam và trên thế giới, hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.
Triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới” được xây dựng với ba nội dung chính, xuyên suốt hơn 12 thế kỷ của ngành cà phê thế giới và Việt Nam gồm: Văn minh cà phê Ottoman, Văn minh cà phê Roman, Văn minh cà phê Thiền cùng thông điệp “cả vũ trụ trong một tách cà phê”.
Tại triển lãm, ngoài tìm hiểu lịch sử cà phê thế giới, người dân và du khách cũng trực tiếp chứng kiến các công đoạn sản xuất cà phê của đồng bào Ê Đê.
Cách thức pha chế và phong cách uống cà phê tại mỗi quốc gia, của mỗi nền văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Và văn hóa cà phê Ê Đê là một trong những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Ê Đê và cũng là niềm vinh dự và sự thử thách đối với mỗi người khi đến với vùng đất Đắk Lắk.
Không gian cà phê "tĩnh lặng" tại triển lãm.
Qua bốn chữ Hòa - Kính - Thanh - Tịnh kế thừa tinh thần của Trà Đạo phương Đông, triển lãm đề cao cảm nhận về chất lượng cuộc sống tạo tác từ việc thụ đắc sản phẩm cà phê. Muốn thưởng lãm một ly cà phê ngon thì khi pha lọc cà phê không chỉ là việc chế tác đơn thuần một thức uống mà chính là, dù muốn hay không, tạo dựng một tâm thức giao hòa giữa hồn của hạt cà phê và hồn của người thưởng lãm.
Tại triển lãm, bà H'Yim Kđoh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho hay: Triển lãm được tổ chức với mong muốn tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ đến bạn bè trong nước và quốc tế hiểu và thưởng thức cà phê nhiều hơn, ngon hơn.
"Du khách khi đến Đắk Lắk ngoài thưởng thức những ly cà phê ngon, đặc trưng của Buôn Ma Thuột còn có thể khám phá văn hóa cà phê và con người Tây Nguyên tại mảnh đất Đắk Lắk hùng vĩ này", bà H'Yim Kđoh chia sẻ.
Triển lãm có hai khu vực trưng bày gồm trong lòng Bảo tàng Thế giới cà phê và khuôn viên ngoài trời, giúp tất cả du khách tới Buôn Ma Thuột đều có thể tham quan miễn phí.
Hiện vật trưng bày ở triển lãm được tuyển chọn trong bộ sưu tập hơn 11.000 hiện vật văn hóa liên quan đến cà phê trên khắp thế giới từ Bảo tàng Cà phê lớn nhất thế giới.
Người yêu cà phê đến với triển lãm được trải nghiệm văn hóa cà phê của người Ethiopia. Cà phê được rang chậm với lửa thật đều và đảo luôn tay để dầu thơm tiết ra nhưng không bị cháy đen. Hương cà phê thơm phảng phất khi rang cũng góp phần cho khí quyển của buổi lễ.
Theo đó, người phụ nữ đóng vai trò chủ chốt trong việc tiến hành nghi thức pha chế lẫn dọn bày. Họ mặc trang phục truyền thống màu trắng và thực hiện nghi thức từ rang, xay cà phê.
Người Ethiopia rất coi trọng nghi lễ cà phê. Nghi lễ không chỉ là một hình thức văn hoá mà còn là sự kiện gắn kết tình cảm bằng hữu và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa người với người.
Theo Ban tổ chức, toàn bộ những giá trị trí thức giới thiệu ở Triển lãm Chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới” được tham khảo, tìm hiểu và biên soạn trên cơ sở tài liệu “Cà phê triết đạo” của Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ và GS TS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm đồng tác giả; cùng với đó là những tài liệu nội bộ của Tập đoàn Trung Nguyên Legend từ 26 năm qua và một số tác phẩm nghiên cứu về cà phê khác.
Triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới” kéo dài từ ngày 9/3 - 9/5/2023. Bên cạnh đó, triển lãm sẽ dành tặng 2.000 vé tham quan miễn phí và 3.000 vé với ưu đãi 50% và 5.000 với ưu đãi 20% tham quan Bảo tàng Thế giới Cà phê và Triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới”.
Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4