Thứ sáu 03/01/2025 03:38

Indonesia cho phép nhập khẩu giống đậu tương biến đổi gen

Trước áp lực về nguồn cung cho tiêu dùng trong nước, Indonesia cho phép phát triển và nhập khẩu giống đậu tương biến đổi gen.

Theo trang tin tức Kabarbisnis của Indonesia, trong buổi làm việc với Uỷ ban IV DPR hôm 31/08, ông Kasdi Subagyono - Tổng thư ký Bộ Nông nghiệp - chia sẻ: “Giờ đây chúng ta có thể và sẽ phát triển giống đậu tương biến đổi gen, việc mà trước đây chúng ta không được phép”.

Đậu tương trồng tại Indonesia (Nguồn: Worldgrain)

Ông Kasdi cũng cho biết Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Syahrul Yasin Limpo đã chỉ đạo nhập khẩu hạt giống đậu tương biến đổi gen để phục vụ nhu cầu canh tác và sử dụng trong nước. Hoạt động này có thể được thực hiện cùng lúc với kế hoạch của Bộ Nông nghiệp Indonesia và nông dân phát triển các giống đậu tương bản địa.

Ông Kasdi cho rằng lệnh cấm phát triển cây trồng biến đổi gen ở Indonesia là không công bằng bởi đậu tương nhập khẩu vào Indonesia thực chất đều là các sản phẩm biến đổi gen và hoàn toàn an toàn để sử dụng.

“Mặc dù hàng năm chúng tôi nhập khẩu và tiêu thụ đậu nành biến đổi gen nhưng lại không được trồng và phát triển các giống cây này. Bước tiến pháp lý này sẽ là một cách tiếp cận mới của Indonesia,” ông bổ sung.

Với việc mở cửa cho phát triển và nhập khẩu giống đậu tương biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp Indonesia đặt mục tiêu sản xuất cho năm nay là 500.000 tấn đậu tương từ nguồn ngân sách trực tiếp của Bộ. Năm tiếp theo, con số này sẽ tăng lên khoảng 590.000 tấn với nguồn ngân sách hỗ trợ khoảng 450 tỷ Rupi (khoảng 711 tỷ đồng).

Đậu tương là cây lương thực quan trọng thứ ba ở Indonesia sau gạo và ngô và là nguồn cung cấp protein dồi dào. Nhu cầu tiêu thụ đậu tương tại quốc gia này có xu hướng tăng hàng năm. Năm 2020, con số này là khoảng 3,28 triệu tấn, trong khi sản lượng sản xuất trong nước chỉ đạt 0,63 triệu tấn, do đó Indonesia phải nhập khẩu khoảng 81% lượng đậu tương hàng năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Các nỗ lực nhằm tăng sản lượng đậu tương trong nước đã được tiến hành từ thập kỷ trước thông qua việc gia tăng diện tích và số lượng nông trại, tối ưu hóa công nghệ mới, sử dụng hạt giống có năng suất tốt hơn và yêu cầu sử dụng đất hoang để sản xuất. Tuy nhiên nỗ lực của Indonesia vẫn chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng cao đối với mặt hàng này.

Nhu cầu đậu tương của các nhà máy thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng cao, năm 2021 - 2022, sản lượng tiêu thụ đậu tương cho thức ăn chăn nuôi ước tính khoảng 5,35 triệu tấn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), giá khô đậu tương hiện nay tại Indonesia đã tăng lên hơn 526 USD/tấn, cao hơn 9% so với mức giá trung bình năm 2021 là 481 USD/tấn. “Chi phí nguyên liệu thô tăng cao hơn đang gây áp lực lên lợi nhuận của ngành thức ăn chăn nuôi trong 8 tháng đầu năm 2021-2022” - USDA cho biết.

Không chỉ phục vụ nhu cầu đậu tương của các nhà máy thức ăn chăn nuôi, theo các dữ liệu của Hiệp hội Hợp tác xã Đậu phụ và Đậu nành của Indonesia (Gakoptindo), quốc gia này tiêu thụ mỗi năm khoảng 3 triệu tấn đậu tương để sản xuất khoảng 1 tấn đậu phụ và tempeh - món ăn ưa thích của đất nước được lên men từ đậu tương.

Cho tới nay, sản lượng đậu tương trong nước chỉ đáp ứng khoảng 10% tổng nhu cầu này. Năm 2021 cũng chứng kiến mức giá tăng đột biến của hai sản phẩm được tiêu thụ rất nhiều này.

Nguyên nhân của điều này không gì khác ngoài việc giá đậu nành nhập khẩu tăng vọt từ 7.000 Rp lên 9.000 Rp, tức là tăng gần 30%. Điều này khiến các nhà sản xuất tại Indonesia phải thực hiện rất nhiều cuộc đình công.

Với tempeh và đậu phụ là mặt hàng tiêu thụ chính của hầu hết các hộ gia đình với thu nhập từ trung bình đến thấp tại Indonesia, việc phụ thuộc vào đậu tương nhập khẩu đã đặt ra yêu cầu rằng chính phủ Indonesia cần phải phát triển các chính sách để đáp ứng nhu cầu trong nước thông qua các nhà cung cấp địa phương.

Để có thể giải quyết vấn đề này, một biện pháp mà Indonesia cần phải thực hiện là nhanh chóng tăng cường khả năng tự lực sản xuất trong ngành đậu tương. Năng lực sản xuất quốc gia phải được ưu tiên để không còn phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Việc ưu tiên năng lực sản xuất của ngành đậu tương ở Indonesia cũng có thể giúp quản lý giá cả đậu tương trong nước được tốt hơn, tránh các rủi ro về tăng giá đột biến.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi gen

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón