Thứ năm 19/12/2024 06:14
Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác cảng biển và logistics

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng xung quanh vấn đề này.

Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Hải Phòng)

Xin ông chia sẻ đôi nét về lợi thế của Hải Phòng trong lĩnh vực cảng biển, logistics?

Hải Phòng nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng, gần biển Đông, vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho Hải Phòng trong việc giao thương quốc tế và kết nối với các khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam như Hà Nội, Quảng Ninh và Thái Bình. Thành phố này cũng gần biên giới với Trung Quốc, giúp mở rộng mạng lưới logistics và vận tải.

Về cơ sở hạ tầng logistics, Hải Phòng hiện là thành phố duy nhất của Việt Nam có cả 5 phương thức vận tải, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không kết nối với các khu vực lân cận.

Đối với hệ thống cảng biển, Hải Phòng có lợi thế vượt trội về cảng biển với hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam với các cảng quan trọng như Cảng Hải Phòng, Cảng Đình Vũ, và Cảng Lạch Huyện. Trong đó, cảng Lạch Huyện là một trong 20 cảng nước sâu trên thế giới, kết nối trực tiếp tới châu Mỹ, châu Âu, mà không phải trung chuyển qua cảng của nước thứ ba, giảm tối đa thời gian và chi phí logistics, có khả năng đón tàu trọng tải cỡ lớn lên tới 160.000 tấn. Khu bến cảng container tại Lạch Huyện đang tiếp tục được hoàn thiện và có thể đón tàu trọng tải tới 200.000 DWT

Hiện, Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế lớn như Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Khu Công nghiệp Nomura, VSIP Hải Phòng, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành logistics khi kết hợp giữa sản xuất và vận tải.

Ông đánh giá như thế nào về lợi thế của Thuỵ Điển trong lĩnh vực cảng biển, logistics?

Thụy Điển có nhiều lợi thế trong lĩnh vực cảng biển, logistics. Cụ thể, về vị trí địa lý chiến lược, Thụy Điển nằm ở phía Bắc châu Âu, có đường bờ biển dài giáp với Biển Baltic, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hải với các nước trong khu vực Bắc Âu, châu Âu lục địa, và Nga.

Thuỵ Điển cũng có hệ thống nhiều cảng biển hiện đại quan trọng như Gothenburg, Stockholm, và Malmö, đặc biệt là Cảng Gothenburg - cảng lớn nhất của Thụy Điển và cũng là một trong những cảng container lớn nhất ở Bắc Âu, đóng vai trò quan trọng giúp Thụy Điển trở thành một trung tâm kết nối giữa các thị trường lớn ở châu Âu trong vận chuyển hàng hóa qua các tuyến đường biển quốc tế.

Thêm nữa, Thụy Điển sở hữu hệ thống giao thông hiện đại và đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và hệ thống cảng biển. Hệ thống này được kết nối chặt chẽ, giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu thời gian, chi phí vận chuyển. Thụy Điển cũng được biết đến với sự tiên phong trong ứng dụng công nghệ và số hóa trong quản lý logistics và chuỗi cung ứng. Hệ thống quản lý cảng biển và vận tải của Thụy Điển được tích hợp với công nghệ thông minh, giúp nâng cao hiệu quả vận hành.

Nhiều năm qua, Thụy Điển rất chú trọng đến việc phát triển bền vững trong lĩnh vực logistics, với việc đầu tư vào các giải pháp vận tải xanh như sử dụng nhiên liệu sinh học, điện khí hóa giao thông và các dự án giảm phát thải carbon.

Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics (Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển)

Được biết, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện 55 năm Việt Nam – Thụy Điển sẽ diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ giữa Sở Công Thương Hải Phòng và Cảng Gothenburg. Xin ông chia sẻ cụ thể nội dung hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này?

Sở Công Thương Hải Phòng và Cảng Gothenburg ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển, mở rộng các hoạt động logistics nhằm xây dựng chuỗi cung ứng tiêu chuẩn, hoàn chỉnh, nâng cao hiệu suất của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên. Đặc biệt, hai bên sẽ hợp tác chia sẻ ý tưởng và các giải pháp thực tiễn tốt nhất để phát triển hơn nữa trong lĩnh vực số hóa về logistics cũng như các giải pháp hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn.

Để hiện thực hoá những nội dung trong bản ghi nhớ, thời gian tới, Sở Công Thương Hải Phòng sẽ triển khai những giải pháp ra sao, thưa ông?

Nhìn chung, sự hợp tác giữa Thụy Điển và Hải Phòng trong lĩnh vực cảng biển và logistics có thể mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên, từ việc nâng cao hiệu suất hệ thống logistics của các bên, chia sẻ công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đến phát triển logistics xanh bền vững.

Thời gian tới, Sở Công Thương Hải Phòng sẽ tích cực tổ chức các chương trình hội thảo, xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp tại Hải Phòng có cơ hội kết nối với các thị trường châu Âu và Bắc Âu thông qua cảng Gothenburg, đồng thời giúp các doanh nghiệp ở Gothenburg và Thụy Điển mở rộng sự hiện diện của mình không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia lân cận trong khu vực ASEAN, một khu vực có tiềm năng kinh tế lớn với dân số đông và tăng trưởng mạnh mẽ.

Sở Công Thương cũng phối hợp cùng cảng Gothenburg nghiên cứu thiết lập các tuyến đường logistics mới, giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế của Hải Phòng và cảng Gothenburg.

Mặt khác, nghiên cứu kinh nghiệm, các giải pháp của cảng Gothenburg trong việc phát triển hệ thống logistics xanh và bền vững, bao gồm việc sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ giảm phát thải carbon trong vận tải hàng hóa. Qua đó hợp tác nghiên cứu cùng cảng Gothenburg trong việc áp dụng thực tiễn tại Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung, từng bước đưa hệ thống logistics xanh thành tiêu chuẩn chung trên trường quốc tế.

Nghiên cứu kinh nghiệm, các giải pháp quản lý cảng biển hiện đại của cảng Gothenburg, đặc biệt là trong việc tự động hóa và ứng dụng công nghệ số trong logistics, tăng cường hợp tác, nhập khẩu công nghệ quản lý cảng biển, logistics hiện đại từ Thụy Điển.

Thêm nữa, nghiên cứu hợp tác kêu gọi đầu tư triển khai dự án cơ sở hạ tầng như xây dựng và mở rộng các cảng biển, xây dựng các trung tâm logistics tầm cỡ quốc tế tại Hải Phòng. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của Hải Phòng, nhu cầu về các dịch vụ logistics chất lượng cao sẽ ngày càng tăng, tạo cơ hội cho các khoản đầu tư sinh lời cao cho các nhà đầu tư từ Thụy Điển.

Xin cảm ơn ông!

Lễ ký MOU giữa Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg diễn ra ngày ngày 6/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Việt Nam – Thuỵ Điển được tổ chức nhân dịp 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thuỵ Điển do Đại sứ quan Việt Nam tại Thuỵ Điển phối hợp với Thương vụ và Tập đoàn FPT tổ chức.
Phương Lan thực hiện
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số