Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Sáp nhập tỉnh: Yêu cầu thúc bách xây dựng nền tảng số, công chức số Đà Nẵng được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất Từ phát biểu của Tổng Bí thư, bàn về kinh tế dữ liệu

Thiếu quỹ đất

Ngày 1/1/1997, thành phố Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố Trực thuộc Trung ương, qua 28 năm phát triển, kinh tế thành phố đã chuyển mình ngoạn mục.

Sau hơn 28 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, kinh tế thành phố Đà Nẵng đã chuyển mình ngoạn mục nhưng đang gặp khó vì nguồn lực đất đai hạn chế
Sau hơn 28 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, kinh tế thành phố Đà Nẵng đã chuyển mình ngoạn mục nhưng đang gặp khó vì nguồn lực đất đai hạn chế

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 2.589,8 tỷ đồng năm 1997 đã tăng đến 151.307 tỷ đồng năm 2024; GRDP bình quân đầu người từ 420 USD/người/năm tại năm 1997 thì đến năm 2024 đã đạt tới 4.719 USD/người/năm, tăng gấp hơn 11 lần; tổng thu ngân sách tăng từ 1.625 tỷ đồng năm 1997 lên 27.285 tỷ đồng năm 2024, tăng gần 17 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 155 triệu USD năm 1997 lên 1,91 tỷ USD năm 2024 tăng hơn 12 lần; quy mô đô thị liên tục được mở rộng; hệ thống hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại.

Thành phố cũng liên tục làm mới mình, tiên phong đi trước, đi đầu trong ứng dụng chuyển đổi số; xây dựng điển hình về thành phố môi trường, thành phố thông minh…. Và là đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung.

Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy, sau một thời gian tăng trưởng “nóng” liên tục, kinh tế thành phố Đà Nẵng đã chững lại trong nhiều năm gần đây.

Một trong những lý do lớn của điều này là bởi thành phố gần như đã sử dụng hết dư địa về không gian cứng trong phát triển. Việc thu hút các nhà đầu tư lớn dường như khó khăn hơn khi quỹ đất hạn chế, phân tán.

Đáng chú ý, sau dịch Covid – 19, mặc dù xác định sẽ ưu tiên nguồn lực thúc đẩy tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế để hướng tới nền kinh tế bền vững hơn, có sức chống chịu hơn, nhưng Đà Nẵng vẫn mãi loay hoay trong “chiếc áo chật” về nguồn lực đất đai.

Nếu nằm trong phương án thực hiện sáp nhập tỉnh, sẽ mở ra dư địa không gian lớn cho phát triển kinh tế Đà Nẵng cũng như tạo động lực thúc đẩy kinh tế khu vực
Nếu nằm trong phương án thực hiện sáp nhập tỉnh, sẽ mở ra dư địa không gian lớn cho phát triển kinh tế Đà Nẵng cũng như tạo động lực thúc đẩy kinh tế khu vực

“Nới chiếc áo chật” cho phát triển

Cả nước hiện có 49 tỉnh, thành phố không đảm bảo các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong đó, thành phố Đà Nẵng là 1 trong 3 địa phương không đảm bảo 2 tiêu chuẩn về diện tích và số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc.

Thành phố Đà Nẵng hiện có diện tích khoảng 1.285 km2 (so với tiêu chuẩn diện tích tối thiểu theo quy định là 5.000 km2) với 8 đơn vị hành chính cấp huyện (số đơn vị hành chính cấp huyện theo quy định là 9 đơn vị trở lên).

Hiện Trung ương đang xem xét phương án về sáp nhập tỉnh và thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở).

Nếu trong phương án sắp xếp có thực hiện sáp nhập tỉnh đối với thành phố Đà Nẵng với một địa phương khác (hoặc tỉnh Quảng Nam, hoặc thành phố Huế - hai địa phương lân cận Đà Nẵng) sẽ mở ra cơ hội lớn để “nới chiếc áo chật” cho kinh tế Đà Nẵng cất cánh.

Theo PGS.TS Bùi Quang Bình – Nguyên Chủ nhiệm khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, sáp nhập tỉnh là chủ trương, bước đi rất đúng. Ở góc độ kinh tế, khi sáp nhập tỉnh sẽ huy động nguồn lực hiệu quả hơn.

“Bài học kinh nghiệm ở đây có thể thấy rõ là khi sáp nhập Hà Tây (cũ) vào Thành phố Hà Nội thì dư địa phát triển lớn lên rất nhiều, quy mô dân số lớn hơn. Khi hoạch định chính sách, phân bổ nguồn lực dựa trên quy mô lớn sẽ hiệu quả hơn; đầu tư cơ sở hạ tầng không manh mún nữa mà mang tính vùng hơn; tính kết nối giữa các địa phương lớn hơn”, PGS.TS Bùi Quang Bình viện dẫn.

Một góc thành phố Đà Nẵng hiện đại
Một góc thành phố Đà Nẵng hiện đại

Trong trường hợp cụ thể là thành phố Đà Nẵng, theo PGS.TS Bùi Quang Bình, đối với những tỉnh, thành phát triển như thành phố Đà Nẵng, dư địa không gian không còn thì sau sáp nhập sẽ được mở rộng. Bản thân Đà Nẵng trong hoạch định chính sách kinh tế đều tính trong quy mô Vùng Đà Nẵng.

Nếu thực hiện sáp nhập tỉnh, thành phố Đà Nẵng sẽ được mở rộng về không gian cứng cho kinh tế phát triển. Ngược lại, ở góc độ kinh tế, kinh tế thành phố Đà Nẵng phát triển nhất trong khu vực duyên hải miền Trung, vì vậy, nếu sáp nhập tỉnh, người dân ở địa phương sáp nhập với Đà Nẵng cũng sẽ được hưởng lợi, thấy rõ nhất là thành phố Đà Nẵng có hệ thống giáo dục, y tế, nguồn nhân lực chất lượng cao. “Thành phố Đà Nẵng được Trung ương cho phép thí điểm nhiều chính sách, cơ chế đặc thù, ví dụ như Nghị quyết 136 của Quốc hội. Trong trường hợp nếu thực hiện sáp nhập tỉnh, có thể những cơ chế chính sách này sẽ được áp dụng rộng hơn ở quy mô”, PGS.TS Bùi Quang Bình phân tích.

Nếu thực hiện sáp nhập tỉnh, thành phố Đà Nẵng sẽ được mở rộng về không gian cứng cho kinh tế phát triển. Ngược lại, ở góc độ kinh tế, kinh tế thành phố Đà Nẵng phát triển nhất trong khu vực duyên hải miền Trung, vì vậy, nếu sáp nhập tỉnh, người dân địa phương ở địa phương còn lại cũng sẽ được hưởng lợi.
Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn

Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn 'tọa độ vàng'

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Thể lệ cuộc thi

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng