Thứ bảy 10/05/2025 02:54

Hoa hậu Phương Lê cùng loạt nghệ sĩ bị đặt dấu hỏi về lòng yêu nước: Đừng chỉ xin lỗi cho xong

Thời gian qua, loạt nghệ sĩ, người nổi tiếng như Phương Lê, gia đình Osen Ngọc Mai, "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung,... bị dư luận đặt dấu hỏi về lòng yêu nước.

Loạt nghệ sĩ, người nổi tiếng bị đặt dấu hỏi về lòng yêu nước

Những ngày qua, trên mạng xã hội TikTok, Facebook... lan truyền đoạn clip ghi lại phần livestream của Hoa hậu quý bà Phương Lê chế lời bài hát Quốc ca (Tiến quân ca).

Cụ thể, Phương Lê hát "Đoàn quân Việt Nam đi trong lòng của má" với giọng điệu đùa cợt. Sự việc gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự bức xúc, lên tiếng chỉ trích Hoa hậu Quý bà Hòa bình Thế giới 2017 vì cho rằng cô đang có hành vi xúc phạm Quốc ca và mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý.

Phần livestream của Hoa hậu quý bà Phương Lê chế lời Quốc ca (Tiến quân ca).

Gần đây, vụ "bà trùm Hoa hậu" Phạm Kim Dung - Trưởng Ban tổ chức (BTC) Miss Grand Vietnam bị xới lại hình ảnh diện chiếc áo dài màu vàng, có những họa tiết nhạy cảm. Ngoài ra, cư dân mạng cũng tìm được nhiều hình ảnh, coment của gia đình bà Phạm Kim Dung có những chia sẻ nhạy cảm về chính trị. Cộng đồng Facebook sau đó đã đặt dấu hỏi lớn về lòng yêu nước của gia đình "bà trùm Hoa hậu".

Trước đó, ngày 27/5/2024, trên mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn video cho thấy các thành viên gia đình ca sĩ OSen Ngọc Mai và NSƯT Quốc Nghiệp có mặt tại Mỹ và vô tư đùa giỡn bên lá cờ Mỹ cùng cờ vàng sọc đỏ (cờ Việt Nam Cộng hòa) của chế độ cũ. Ngay sau khi xuất hiện video trên mạng xã hội, nhiều người đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ, đòi tẩy chay gia đình O Sen Ngọc Mai và Quốc Nghiệp.

Tương tự, vụ một ca sĩ đeo “huy chương lạ” biểu diễn trên sân khấu cũng nhận được phản đối gay gắt từ cộng đồng mạng và người hâm mộ. Ca sĩ này sau đó đã bị cơ quan chức năng xử phạt, cấm biểu diễn trong thời gian 9 tháng về hành vi: "Biểu diễn nghệ thuật sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội".

Hoa hậu Phương Lê lên tiếng, cho rằng đó là sự hiểu lầm.

Hay vụ vận động viên Phạm Như Phương, người từng là một gương mặt quen thuộc với người hâm mộ thể thao Việt Nam. Gần đây, cựu vận động viên này còn trở thành một TikTokernổi danh với cái tên LouisPham khi có hàng triệu người theo dõi. Cộng động mạng rất phẫn nộ khi TikToker này đăng tải hình ảnh phản cảm về lá quốc kỳ Việt Nam, một cách thiếu tôn trọng. Sau đó, một đoạn cắt clip trong livetream phát trực tiếp của cựu vận động viên này tiếp tục được đào lại.

Đừng chỉ xin lỗi cho xong

Đó chỉ là những dẫn chứng gần đây nhất trong việc các nghệ sĩ, người nổi tiếng bị vướng vào ồn ào và bị dư luận đặt dấu hỏi về lòng yêu nước.

Sau những ồn ào trên, một mẫu số chung của các nghệ sĩ, người nổi tiếng là họp báo hoặc lên mạng xin lỗi. Đa phần họ đều cho rằng, đó là những hành động vô ý, vô tình, thiếu quan sát, thiếu cẩn trọng trong phát ngôn… có những người còn lên tiếng kêu oan, bị hiểu lầm, cho rằng không hề có ý định đó, thậm chí còn đòi lực lượng chức năng phải xử lý những người tung tin như vậy.

Vô hình, trong mắt người hâm mộ, những nghệ sĩ dính lùm xùm về tự tôn dân tộc, lòng yêu nước… thường bị lên án kịch liệt, những “vết nhơ” đó khó có thể “tẩy trắng” được.

Trước hết phải khẳng định, những nghệ sĩ, người nổi tiếng luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý. Từng hành động, phát ngôn hay động thái nhỏ ở ngoài đời hay trên mạng xã hội thường rất được quan tâm và soi xét. Đi kèm với sự nổi tiếng, ở góc độ nào đó, những nghệ sĩ, người nổi tiếng chịu áp lực về xã hội rất lớn.

Những hành động, phát ngôn thiếu cẩn trọng, gây tranh cãi trên mạng xã hội của những nghệ sĩ, người nổi tiếng này có sức ảnh hưởng rất lớn cả ở ý nghĩa tích cực và tiêu cực.

Vì thế, những người nghệ sĩ, người nổi tiếng, cần ý thức được trách nhiệm của bản thân mình, đặc biệt về lòng yêu nước, tính tự tôn dân tộc, cần phải đặt điều đó lên hàng đầu để tránh những ồn ào không đáng có. Tránh để khi xảy ra sự việc rồi lên mạng phân trần, tỏ vẻ sự thương hại để mong dư luận thứ tha cho những hành động, lời nói của mình.

Còn về phía cơ quan chức năng, thiết nghĩ nên có những chế tài đặc biệt, mạnh tay hơn nữa liên quan đến các nghệ sĩ, người nổi tiếng… có những hành động, phát ngôn gây tranh cãi. Thậm chí cần phải có biện pháp “phong sát” đối với những người có những hành động, phát ngôn thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với đất nước, quốc kỳ, quốc ca và những vĩ nhân của dân tộc…

Diệu Linh
Bài viết cùng chủ đề: Facebook

Tin cùng chuyên mục

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân