Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Nhiều khu đô thị bỏ hoang trong suốt thời gian dài nhưng giá chỉ có tăng mà không giảm đã đặt ra câu hỏi đã đến lúc đánh thuế bất động sản thứ hai hay chưa.
Sinh viên tham gia môi giới bất động sản: Rủi ro hay cơ hội? Văn Phú - Invest lần thứ 3 liên tiếp lọt Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín Dự án bất động sản QMS TOP TOWER mở bán đợt cuối

Loạt khu đô thị bỏ hoang trên "đất vàng" Hà Nội

Từ trước dịch Covid-19, anh Thanh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có thói quen đưa gia đình tới Aeon Mall Hà Đông chơi mỗi cuối tuần. Ấn tượng của anh là trên đường đi, anh luôn qua vài khu đô thị đắt đỏ bao gồm hàng trăm căn biệt thự bề thế bị bỏ hoang.

Dịch Covid-19 xuất hiện, nền kinh tế và cuộc sống của mỗi gia đình trải qua biết bao thăng trầm, khu đô thị này vẫn “vững như bàn thạch” với xu hướng quen thuộc là bỏ hoang.

Điều đáng nói, tại Hà Nội, không khó để tìm được những khu đô thị trị giá ngàn tỷ đồng, thậm chí hàng chục ngàn tỷ đồng bị bỏ hoang.

Cách đó chỉ khoảng 2km về phía đường Tố Hữu, dãy shophouse của Him Lam cũng phơi sương, phơi nắng không biết bao năm rồi. Sau mỗi lần vui chơi cuối tuần, anh Thanh đưa gia đình trở về nhà lúc khoảng 7, 8 giờ tối, không nhiều shophouse sáng đèn, đa số còn lại đều chìm trong bóng tối.

“Tôi thấy lạ là đã nửa thập kỷ trôi qua, khu đô thị này không có một chút thay đổi nào. Phía bên trong còn có chút sinh khí, chứ bên ngoài mặt đường, chỉ một góc có vài căn được dùng để kinh doanh, còn lại, tất cả đều bỏ hoang, nhiều hạng mục biệt thự xuống cấp nghiêm trọng”, anh Thanh tiếc nuối cho khối tài sản khổng lồ.

Xa hơn một chút, ở thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, dự án Lideco cũng trong tình trạng “cỏ mọc đầy”. Hàng loạt dự án khác cùng chung “số phận” có thể kể đến như Khu đô thị Vườn Cam, Khu đô thị Nam An Khánh, Sơn Đồng Center…

Tại một số căn bị bỏ hoang quá lâu, người dân tận dụng trồng rau, thậm chí… câu cá sau mỗi đợt mưa lớn.

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản
Tại Hà Nội, không khó để tìm được những khu đô thị trị giá ngàn tỷ đồng, thậm chí hàng chục ngàn tỷ đồng bị bỏ hoang. Ảnh: Tiền phong

Nghịch lý bỏ hoang nhưng giá vẫn tăng

Đang có nhiều nghịch lý xảy ra trên thị trường bất động sản Hà Nội. Trong khi Hà Nội thiếu 50.000 căn mỗi năm, một số khu đô thị vẫn bỏ hoang. Tại một số khu đô thị vẫn bỏ hoang, giá vẫn tăng mạnh.

Trước Covid-19, tại Khu đô thị Nam Cường, giá biệt thự dưới 100 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, hiện nay, dù bị bỏ hoang, thanh khoản thấp, giá tại dự án này vẫn dao động từ 150 triệu đồng/m2 tới 315 triệu đồng/m2. Giá phổ biến nhất là 217 triệu đồng/m2, tăng 34,8% so với 1 năm trước đây.

“Tôi không biết thanh khoản của dự án này thế nào. Chỉ biết rằng, có những căn treo biển cần bán nhà suốt nhiều năm qua nhưng hiện nay vẫn chưa thấy tháo biển”, anh Thanh đưa ra đánh giá về giao dịch của dự án này.

Trong khi đó, thường xuyên đứng đầu trong danh sách các khu đô thị bị bỏ hoang ở Hà Nội bị báo chí “bêu tên” nhưng Lideco vẫn chứng kiến giá tăng mạnh mẽ. Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, trong tháng 3/2025, mức giá phổ biến của biệt thự Lideco là 148,8 triệu đồng/m2, tăng 64,3 triệu đồng/m2, tương đương 76% so với tháng 3/2024.

Sơn Đồng Center cũng tăng "giật cục" trong năm qua. Kết thúc quý 1/2025, giá phổ biến của biệt thự dự án này đạt tới 151,8 triệu đồng/m2, tăng hơn 55% sau 1 năm giao dịch. Mức chào bán cao nhất suýt chạm mốc 200 triệu đồng/m2. Cần phải nhấn mạnh, đây là dự án khá xa nội thành khi tọa lạc xã Sơn Động, huyện Hoài Đức.

Không tăng mạnh như các dự án kể trên nhưng Khu đô thị Nam An Khánh cũng không chịu “đi lùi” khi tăng từ 100 triệu đồng/m2 lên 122,7 triệu đồng/m2, tương ứng đà tăng 22,7%.

Những khu đô thị bỏ hoang và đánh thuế bất động sản
Một số khu đô thị vẫn bỏ hoang, giá tăng mạnh. Ảnh: VTC News.

Giá tăng, không thanh khoản, không hạ nhiệt

CEO EZ Property Phạm Đức Toản đánh giá, hiện tại, có hiện tượng biệt thự “ăn theo” sức nóng của các đại dự án.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Toản cho biết, nguồn cung biệt thự chỉ tập trung ở một số đại dự án lớn, các dự án khác là không có. Chung quy lại, thị trường chỉ có một số nhà đầu tư lớn. Việc họ "một mình một chợ" tạo ra sự khan hiếm khiến giá tăng. Vì vậy, các dự án lân cận cũng thừa cơ tăng theo.

Ông Toản cho biết, thống kê của vài dự án ăn theo đại dự án ở Hưng Yên có giá lên đến 120 triệu/m2 nhưng không thể bán được, dự án ở Phú Thụy có giá bán 140 - 150 triệu/m2, tính thanh khoản thấp. Đối với dự án khác, không có gì đặc biệt lập tức thanh khoản kém.

Thế nhưng, dù thanh khoản kém, giá biệt thự vẫn nhất định không hạ nhiệt, có chăng chỉ giảm vài phần trăm, không thấm vào đâu so với đà tăng mạnh trước đó. Nguyên nhân là do đâu?

Bất động sản là thị trường đòi hỏi vốn lớn. Với phân khúc biệt thự, nguồn vốn lại càng khổng lồ hơn nhiều. Hiện tại, phải khách hàng phải chi tối thiểu 1 triệu đô la để sở hữu một căn diện tích nhỏ. Vì vậy, không nhiều người có sẵn “tiền tươi thóc thật” để chi trả một lần. Đa số sẽ phải dùng đòn bẩy tài chính (tiền vay ngân hàng). Khi lãi suất tăng, áp lực chi trả lãi vay của nhà đầu tư bị đội lên nên có thể thấy ra tình trạng bán tháo.

Trong suốt thời gian qua, 2023 là năm hiếm hoi chứng kiến khi lãi suất bật tăng, giá biệt thự suy giảm đột ngột nhưng trong thời gian rất ngắn. Sau đó, bất chấp lãi suất biến động như thế nào, bất chấp việc ế ẩm, giá biệt thự vẫn vận động theo xu hướng chủ yếu là tăng. Lãi suất giảm thì giá tăng, mà lãi suất tăng, giá cũng vẫn tăng. Quy luật kinh tế dường như đang không tồn tại ở đây. Vậy điều gì đang diễn ra?

Thật khó để trả lời cho câu hỏi này, chỉ biết rằng, việc cần làm trước hết là tìm cách hạn chế tình trạng đó. Một trong những biện pháp đưa ra nhận được sự chú ý của dư luận chính là đánh thuế bất động sản thứ hai.

Ý nghĩa chính của đề xuất này là miễn thuế cho bất động sản thứ nhất để đảm bảo nhu cầu “an cư lạc nghiệp” của người dân. Còn từ bất động sản thứ 2 trở đi, người sở hữu sẽ phải nộp thuế, vì đây thường là tài sản dùng để đầu tư, cho thuê hoặc không sử dụng; càng những căn nhà sở hữu về sau càng bị đánh thuế cao hơn.

Tuy nhiên, cho đến đầu năm nay, vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra, việc đánh thuế bất động sản thứ hai vẫn trong quá trình “nghiên cứu”. Cùng lúc đó, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn căn biệt thự bỏ hoang vẫn gây nhức nhối trong dư luận.

Một số ý kiến cho rằng, dòng tiền của các vi phạm về thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp... thường tìm đến nơi "trú ẩn" cuối cùng là bất động sản.
Hoàng Quyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Nhiều câu chuyện, hình ảnh xúc động gắn với lá cờ Tổ quốc, lễ chào cờ… khiến mỗi chúng ta càng thấy thêm tự hào là người Việt Nam!
Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Tình yêu đất nước trỗi dậy những ngày này khi những đoàn quân tham gia tổng duyệt diễu binh mừng thống nhất đất nước đi giữa đông đảo người dân TP. Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đã được Đảng, Nhà nước duy trì từ thời Bác Hồ đến nay và luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ.
Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tinh thần hòa hợp dân tộc, vì mục tiêu chung xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường.
Người dùng gặp hoạ vì hàng giả

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Việc đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với thương hiệu nước ngoài có thể để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Thực phẩm chức năng, thuốc giả tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dân, cần xử lý nghiêm và bịt lỗ hổng quản lý.
Cần hiểu đúng về

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chứng nhận FDA như một ‘bức bình phong’ để che đi chất lượng thực sự của sản phẩm.
Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, chính sách thuế cần phát huy vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng.
Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập không nhất thiết phải 'số hóa', đánh số thứ tự 1, 2 3..., nên lắng nghe ý dân, ưu tiên yếu tố lịch sử - văn hóa.
Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Tối nay, ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi hợp luyện diễu binh lần 2 để chuẩn bị cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Bộ Công Thương rút quyền cấp CO-REX từ VCCI, chuẩn hóa quản lý, giữ mạch xuất khẩu thông suốt nhờ cơ chế chuyển đổi mềm, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sau MC Bích Hồng, nam người mẫu Lê Trung Cương lại có phát ngôn vô cảm về diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 là sự thiếu trách nhiệm của một nghệ sĩ.
Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Việc các “thương hiệu” sữa giả, sữa kém chất lượng tiếp tục "sống khỏe", ngoài lỗ hổng quản lý, không thể không nhắc đến sự tiếp tay từ quảng cáo mạng xã hội.
Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn giữ trẻ trước hết giáo viên phải biết giữ mình, giữ cái tâm trong sáng, giữ sự kiên nhẫn với những tiếng khóc và giữ cho bàn tay không hóa thành nắm đấm.
Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vừa bị xử phạt và buộc nộp lại 14,8 tỷ đồng, Nguyễn Hoàng Mai Ly lên mạng cười cợt như thể 20 tỷ hàng lậu chỉ là đạo cụ cho màn kịch truyền thông.
Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả là hồi chuông cảnh báo, nhưng quy trách nhiệm cho Bộ Công Thương hay Sở Công Thương Hà Nội là sai thẩm quyền, nguy hiểm về nhận thức pháp lý.
Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia và điều này cần thể chế, vốn và con người.
Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục là nền tảng cho phát triển và đầu tư cho giáo dục là đầu tư chiến lược cho tương lai, điều này thấy rõ qua chỉ đạo xuyên suốt của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư, hành vi quảng cáo sai sự thật sản phẩm của các nghệ sĩ đã gây ra thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng, có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”.
Mobile VerionPhiên bản di động