Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.
Có bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày? Phụ huynh nói gì về tổ chức học 2 buổi/ngày? Tổng Bí thư chỉ đạo dạy 2 buổi mỗi ngày không thu học phí từ năm học tới

Theo Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương: Trường tiểu học, trung học cơ sở dạy học 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh thuộc 2 nhóm trường này ở các xã biên giới, ưu tiên miền núi (đối tượng gồm học sinh là người dân tộc thiểu số và người dân tộc Kinh).

Từ một quyết định ở cấp cao nhất, một viễn cảnh giáo dục mới đang dần hiện ra, nơi những đứa trẻ được học 2 buổi mỗi ngày mà không còn lo học phí, và ở những vùng biên viễn xa xôi, những bữa trưa học đường nóng hổi sẽ sớm trở thành hiện thực. Hai chủ trương giáo dục quan trọng do Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo đang mở ra cơ hội lớn để tiến tới một nền giáo dục phổ thông công bằng, toàn diện cả trong chất lượng và trong tiếp cận.

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim
Khi học sinh được học hai buổi/ngày, các em không chỉ tiếp cận đầy đủ nội dung chương trình mà còn có thời gian học thêm văn hóa, nghệ thuật, kỹ năng sống. Ảnh: Lê Nguyễn

Học 2 buổi/ngày, không thu phí: Hướng tới nền giáo dục phổ thông toàn diện

Chủ trương đầu tiên mà Tổng Bí thư thống nhất là tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, không thu phí nếu được thể chế hóa và triển khai đồng bộ, sẽ đánh dấu một bước chuyển đổi căn bản trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay. Không chỉ dừng lại ở cải cách chương trình hay đổi mới sách giáo khoa, chủ trương này nhắm tới thời lượng học và cơ chế học để mỗi học sinh có thêm cơ hội tiếp cận kiến thức, phát triển năng lực và phẩm chất một cách toàn diện, công bằng.

Nhà giáo Nguyễn Ngọc Hoà, nguyên cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc người có thâm niên hơn 40 năm trong lĩnh vực quản lý giáo dục chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương: “Khi học sinh được học hai buổi/ngày, các em không chỉ tiếp cận đầy đủ nội dung chương trình mà còn có thời gian học thêm văn hóa, nghệ thuật, kỹ năng sống,… những thứ không thể dạy gấp gáp trong một buổi”.

Theo ông, nền giáo dục hiện đại không thể chỉ chăm chăm vào thi cử, điểm số. Dạy 2 buổi/ngày là mô hình phổ biến ở nhiều quốc gia tiên tiến, giúp học sinh phát triển cả tri thức lẫn nhân cách. Nhưng để mô hình này triển khai hiệu quả, cần đồng bộ nhiều yếu tố: Cơ sở vật chất đầy đủ, đội ngũ giáo viên đủ số lượng và chất lượng, chế độ đãi ngộ tốt và chương trình dạy học hợp lý.

Trên thực tế, ở nhiều đô thị lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, việc dạy học 2 buổi/ngày đã được áp dụng một phần. Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cho hay, học 2 buổi/ngày góp phần tạo ra môi trường học tập lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Việc mở rộng chủ trương này ở quy mô quốc gia sẽ giúp giảm áp lực học thêm ngoài giờ, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, tạo điều kiện để tất cả học sinh đều được học hành tử tế: Không chỉ học để thi, mà học để trưởng thành.

Và điều quan trọng hơn, khi không thu phí dạy học 2 buổi/ngày, phụ huynh trên cả nước, đặc biệt là các hộ lao động thu nhập thấp sẽ được giảm gánh nặng đáng kể. Giáo dục, vì thế, sẽ không còn là nỗi băn khoăn tháng nào cũng phải lo “tiền đâu nộp học” cho con.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Anh (công nhân tại một cụm công nghiệp huyện Phú Xuyên, Hà Nội) phụ huynh có hai con học tiểu học và THCS, chia sẻ: “Gia đình tôi không thể đón con về buổi trưa, buổi chiều ở nhà cũng không có ai để quản hai cháu. Vì vậy mục đích xin cho con học 2 buổi/ngày là để con sẽ được vào lớp bán trú, buổi trưa được ăn và ngủ tại trường. Tuy nhiên, với đồng lương công nhân của 2 vợ chồng thì tiền học phí học 2 buổi/ngày và của các cháu cũng là một khoản lớn. Nếu chính sách học 2 buổi/ngày và không thu phí được thực hiện thì đó là niềm vui lớn với những gia đình có thu nhập thấp như chúng tôi”.

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim
Hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh vùng biên là bước đột phá trong an sinh học đường. Ảnh: Quốc Triều

Hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh vùng biên: Chạm tới an sinh học đường

Bên cạnh chủ trương dạy 2 buổi/ngày, một chính sách khác cũng được Tổng Bí thư thống nhất gây xúc động mạnh mẽ với nhiều người dân đó là “hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở các xã biên giới, ưu tiên miền núi, không phân biệt dân tộc thiểu số hay Kinh”.

Khi được triển khai, chính sách này sẽ trở thành bước đột phá trong an sinh học đường, nơi bữa ăn trưa không còn là gánh nặng cho cha mẹ, mà là quyền lợi thiết thực cho học sinh. “Đầu tư cho bữa ăn cho học sinh vùng núi là đầu tư cho con người, cho tương lai”, Nhà giáo Nguyễn Ngọc Hoà khẳng định. Theo ông, nhiều quốc gia phát triển đã đưa bữa ăn học đường thành một phần không thể thiếu trong hệ thống giáo dục. Giờ đây, Việt Nam đang từng bước tiếp cận tư duy tiến bộ ấy.

Không chỉ là dinh dưỡng, bữa ăn trưa còn là yếu tố giữ chân học sinh ở lại trường buổi chiều. Tại các xã vùng sâu, vùng xa, nhiều em hiện nay vẫn phải mang cơm từ nhà hoặc ăn tạm thức ăn nguội, không đảm bảo an toàn. Khi Nhà nước đứng ra lo bữa trưa, đó không chỉ là hỗ trợ vật chất mà còn là hành động chăm lo trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của thế hệ tương lai.

Với người dân vùng cao, nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn, chính sách hỗ trợ bữa trưa khi đi vào đời sống sẽ mang ý nghĩa vượt trên cả một bữa ăn. Chị Ma Thị Phượng, giáo viên tại Hà Giang gọi đây là cơ hội “đổi phận” cho trẻ em vùng núi: “Có bữa ăn trưa đầy đủ, trẻ sẽ khỏe mạnh, yên tâm học hành, không còn cảnh đói bụng đi học hay bỏ học vì nghèo”, chị nói.

Hai chính sách học 2 buổi/ngày không thu phí và hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh vùng biên tuy khác nhau về phạm vi áp dụng, nhưng cùng chung một tinh thần: Kiến tạo một nền giáo dục công bằng, nhân văn, hiện đại. Và hơn hết, chúng khẳng định cam kết mạnh mẽ từ cấp cao nhất của Đảng, rằng mọi đứa trẻ Việt Nam dù ở thành phố hay rẻo cao đều có quyền được học tử tế, sống tử tế và lớn lên tử tế.

Trong tương lai không xa, nếu hai chủ trương này được cụ thể hóa thành chính sách quốc gia, và được thực hiện bài bản, có lộ trình phù hợp, Việt Nam sẽ tiến thêm một bước dài trên hành trình xây dựng xã hội học tập nơi mọi học sinh đều được học, được ăn, được sống trong môi trường giáo dục toàn diện.

Và khi những suất ăn trưa nóng hổi, lớp học hai buổi đầy ắp tiếng cười, không còn là giấc mơ, mà là thực tế hàng ngày thì chính là lúc chúng ta biết rằng: “giáo dục đã thực sự trở thành quốc sách nhân văn, như khát vọng mà Đảng và Nhà nước đang vẽ lên từ hôm nay”.

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu xây dựng trường học phải có đủ phòng học, phòng thực hành thí nghiệm, có nước sinh hoạt, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, có sân chơi, chỗ ở cho giáo viên. Các xã biên giới giáp quốc gia nào thì cần dạy tiếng nước đó cho học sinh để sau này có điều kiện tăng cường giao lưu nhân dân giữa 2 nước. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần tăng cường kiểm tra, giám sát, nghiêm cấm việc bớt xén tiêu chuẩn ăn của học sinh. Trước mắt thực hiện tại những xã biên giới đất liền, bắt đầu từ năm học 2025-2026. Trên cơ sở kết quả thực hiện sẽ sơ kết để nhân rộng ra toàn quốc; khuyến khích các địa phương có thể cân đối kinh phí thì thực hiện ngay chủ trương này trên địa bàn của mình.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Cần hiểu đúng về

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu