Chủ nhật 24/11/2024 14:03

Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,... tràn lan trên mạng xã hội, website chưa được đăng ký với Bộ Công Thương gây rủi ro lớn cho người tiêu dùng.

Livestream bán hàng giả, hàng nhái

Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên môi trường điện tử như: các website bán hàng, mạng xã hội ngày càng phát triển, thu hút đông đảo lượng khách hàng tham gia.

Song song với đó, cũng xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để trà trộn mua bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm về nhãn hàng hóa… gây ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử. (Ảnh minh họa, nguồn: xaydungchinhsach.chinhphu.vn)

Một vụ điển hình, vào đầu tháng 10 vừa qua Đoàn kiểm tra của tổ Thương mại điện tử, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường) đã có mặt tại Tòa nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển (Hà Nội) tiến hành kiểm tra đột xuất và tạm giữ trên 10.000 chai nước hoa.

Đáng nói, những chai nước hoa này với các nhãn hiệu như: True Love, First Love, Mon Paris, Maiden, Karri… không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu. Các sản phẩm này được bán chủ yếu bằng hình thức livestream trên nền tảng mạng xã hội, trong đó có tài khoản của TikToker Phan Thủy Tiên.

Đây không phải là vụ việc đầu tiên được phát hiện. Theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường, ở lĩnh vực thương mại điện tử, trong 9 tháng đầu năm, cả nước đã kiểm tra 2.207 vụ; phát hiện, xử lý 2.014 vụ vi phạm; chuyển cơ quan điều tra 3 vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự; xử phạt vi phạm hành chính gần gần 35,5 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 29,4 tỷ đồng. Đáng chú ý là cả 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đều xảy ra các vi phạm trên môi trường online.

Các hành vi vi phạm chủ yếu trên thương mại điện tử là: Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng; Sử dụng biểu tượng đã thông báo để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng khi chưa được duyệt hoặc xác nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Không hiển thị công khai cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng trên trang chủ website thương mại điện tử; Không công bố trên website thương mại điện tử bán hàng thông tin về chủ sở hữu website.

Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường cho rằng, lợi dụng kẽ hở từ thị trường thương mại điện tử, các đối tượng đã trà trộn hàng vi phạm, để trốn tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng.

“Siết” giao dịch điện tử qua hợp đồng điện tử

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các nền tảng thương mại điện tử được cấp phép đã triển khai không ít giải pháp. Trao đổi với Báo Công Thương, ông Nguyễn Lâm Thanh - đại diện TikTok tại Việt Nam cho rằng, các sàn thương mại điện tử đã đăng ký với Bộ Công Thương đều có quy trình quản lý chặt chẽ đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn cũng như hàng hóa cho nên về cơ bản hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đều kiểm soát được.

Mặt khác, người tiêu dùng khi phát hiện hàng hóa không đúng mô tả của người bán, hoặc có thể hàng nhái, hàng giả không đủ chất lượng thì có quyền khiếu nại, sàn thương mại điện tử sẽ có trách nhiệm đền bù cho khách hàng từ 100 - 200% giá trị sản phẩm, trong thời gian nhanh nhất. Sau đó sàn sẽ quay trở lại làm việc với người bán và có các hình thức phạt nặng người bán và những người liên quan (có thể là khâu trung gian như bên vận chuyển).

“Đây là quy trình để TikTok tìm ra đơn vị nào, khâu nào dẫn đến hàng hóa không đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng. Cho nên về cơ bản hàng hóa trên sàn là quản lý được về câu chuyện hàng nhái, hàng giả”, ông Nguyễn Lâm Thanh khẳng định.

Lực lượng Quản lý thị trường cả nước xử lý 2.014 vụ vi phạm trên thương mại điện tử trong 9 tháng đầu năm. (Ảnh: Quyên Lưu)

Ông Nguyễn Lâm Thanh cho rằng, hiện nay hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa không chỉ trên các sàn thương mại điện tử đã được đăng ký mà cũng diễn ra phổ biến trên các group mạng xã hội: Facebook, Zalo, Telegram... những hoạt động mua bán này không có bên nào bảo đảm, lượng hàng nhái, hàng giả vi phạm sở hữu trí tuệ hầu hết xảy ra trên không gian này.

“Theo quan sát của tôi, thị trường không có kiểm soát này lớn tương đương thị trường thương mại điện tử có đăng ký với Bộ Công Thương dẫn đến những thương nhân chân chính kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử đăng ký bị ảnh hưởng bởi những người không kinh doanh trên sàn được đăng ký”, ông Nguyễn Lâm Thanh cho biết.

Đại diện TikTok tại Việt Nam cũng đề xuất Bộ Công Thường tiếp tục phối hợp với các cơ quan Thuế, Công an, quản lý thị trường kiểm tra, rà soát quản lý chặt hàng giả, hàng nhái để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong mua bán hàng hóa.

Còn theo bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thực tế người tiêu dùng hiện nay vẫn mua hàng trên các website hay ứng dụng chưa được Bộ Công Thương xác nhận và chủ yếu thực hiện giao dịch hợp đồng bằng tin nhắn. Mặc dù pháp luật không cấm nhưng trên thực tế hầu hết các trường hợp mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đều thông qua cách thức giao dịch với hợp đồng loại như vậy.

Bà Lê Hoàng Oanh cho rằng, trong trường hợp này người tiêu dùng cũng rất khó có thể kiểm tra được trực tuyến, chấp nhận rủi ro. Mặt khác, khi có kiến nghị với Bộ Công Thương hay Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cũng thấy rất khó khăn trong việc bảo vệ người tiêu dùng.

Hiện nay, Bộ Công Thương rất quan tâm đến việc đẩy mạnh yêu cầu về giao kết hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử để giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức, cũng như ý thức pháp luật. Mục tiêu là xây dựng những hợp đồng thương mại số mẫu, hợp đồng thương mại điện tử đặc thù, qua đó bảo vệ người tiêu dùng.

Minh Quang
Bài viết cùng chủ đề: Facebook

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’