Thứ bảy 23/11/2024 21:24

Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EAEU vượt ngưỡng ưu đãi thuế quan

Bộ Công Thương đã nhận được Công hàm số 14-52 của Ủy ban Kinh tế Á - Âu thông báo mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) vượt ngưỡng hạn ngạch thuế quan ưu đãi nhập khẩu theo quy định tại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (Việt Nam - EAEU FTA).

Cụ thể, nhóm mặt hàng áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy gile, cardigans (mã HS 6110) của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU trong năm 2020 đã vượt mức ngưỡng ưu đãi nhập khẩu quy định cho năm 2020 (đạt 1.640.902 kg so với mức quy định là 1.519.373 kg).

​Phía EAEU mới lưu ý về nhóm hàng mã HS 6110, tuy nhiên theo thống kê hải quan EAEU nhóm váy, đầm, quần áo phụ nữ (mã HS 6104.41, 6104.42, 6104.43, 6104.44, 6104.49, 6204.42, 6204.44, 6204.49) cũng đã vượt ngưỡng quy định (đạt 414.973 kg so với mức quy định là 382.796 kg).

Một số mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EAEU vượt ngưỡng quy định

Mặc dù vượt ngưỡng ở mức thấp, tuy nhiên theo Điều 2.10 của Việt Nam - EAEU FTA quy định về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dệt may đang có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng khi nhập khẩu vào EAEU. Theo đó, tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế MFN trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.

Bộ Công Thương đã thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EAEU được biết để có sự chuẩn bị.

Năm 2021, ngành dệt may Việt Nam đặt kế hoạch xuất khẩu đạt khoảng 39 tỷ USD. Nhận định về tính khả thi của mục tiêu này, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - nhận định: Các hiệp định thương mại tự do đã đi vào thực thi, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực hay Việt Nam - EAEU FTA được kỳ vọng tạo ra động lực tăng trưởng xuất khẩu cho ngành và thay thế một số thị trường mà đại dịch Covid-19 vẫn chưa kiểm soát được. Đồng thời là lực hấp dẫn giúp ngành dệt may tiếp tục kêu gọi đầu tư vào phần cung thiếu hụt nguyên liệu.

Tuy nhiên, việc hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EAEU vượt ngưỡng quy định và có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ là một cảnh báo tới ngành trong việc điều tiết lượng hàng hóa xuất khẩu hợp lý.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng