Chủ nhật 22/12/2024 15:43

Hải Phòng: Gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Sáng nay, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã có buổi trao đổi, đối thoại cùng các doanh nghiệp FDI về một số nhóm lĩnh vực quan trọng.

Sáng 5/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2024 với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Quang cảnh hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI sáng 5/10 tại Hải Phòng.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá: Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự quan tâm của người đứng đầu, các cấp chính quyền thành phố Hải Phòng với cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng, lan tỏa tinh thần hành động quyết liệt, đồng hành cùng doanh nghiệp của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, là cơ hội để các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng phát triển của Hải Phòng, cũng như chia sẻ suy nghĩ, tầm nhìn giúp thành phố phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tăng trưởng trong tình hình mới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cũng ghi nhận, đánh giá cao TP. Hải Phòng trong thời gian qua đã chủ động, sáng tạo, có những đột phá, tầm nhìn dài hạn, chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, thành phố đã xây dựng một hệ sinh thái để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển, bao gồm đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ, tạo quỹ đất sạch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về thu hút đầu tư, Hải Phòng đứng thứ 2 cả nước với tổng vốn đăng ký đạt gần 3,5 tỷ USD năm 2023. Lũy kế đến tháng 9/2024, Hải Phòng tiếp tục nằm trong 6 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 29,4 tỷ USD. Về cải cách thủ tục hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố có những bước phát triển mạnh mẽ, năm 2022, 2023, Hải Phòng xếp vị trí thứ 3 cả nước và thứ 2/11 của vùng đồng bằng sông Hồng; chỉ số cải cách hành chính (PAR-INDEX) luôn duy trì là 1 trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước.

Đại diện lãnh đạo TP. Hải Phòng gặp gỡ các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố và tham quan các gian hàng tại hội nghị.

Hiện, trên địa bàn TP. Hải Phòng có 985 dự án có vốn FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 31 tỷ đô la Mỹ, trong đó, các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp với tỷ lệ trên 83% về số vốn đầu tư; các dự án đầu tư lĩnh vực kinh doanh bất động sản và cơ sở hạ tầng chiếm 14% về số vốn đầu tư; số còn lại là các dự án đầu tư lĩnh vực thương mại dịch vụ, vận tải, khai khoáng.

Kể từ khi mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến nay, các doanh nghiệp FDI luôn là nhân tố đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế cũng như các hoạt động xã hội của thành phố thông qua việc góp phần quan trọng trong gia tăng vốn đầu tư phát triển, đóng góp ngân sách thành phố, đẩy mạnh xuất khẩu, nhập khẩu, tạo việc làm cho người lao động với chế độ đãi ngộ tốt gắn với đào tạo, nâng cao năng suất lao động và trình độ kỹ thuật. Bên cạnh đó, với thế mạnh về khoa học công nghệ, khối doanh nghiệp FDI cũng được đánh giá là động lực cho sự phát triển ngành sản xuất công nghiệp và thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ tại thành phố.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo TP. Hải Phòng trao đổi, đối thoại cùng các doanh nghiệp FDI đang hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn TP. Hải Phòng và các doanh nghiệp tiêu biểu trong nước về các nhóm lĩnh vực đất đai, xây dựng; hạ tầng giao thông; thuế và hải quan; lĩnh vực lao động; lĩnh vực năng lượng; chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo...

Ông Ko Tae Yeon - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc TP. Hải Phòng phát biểu, chia sẻ những khó khăn vướng mắc tại hội nghị.

Trong đó, về lĩnh vực năng lượng, có 6 kiến nghị; về hệ thống điện khu công nghiệp, doanh nghiệp mong nhận được giải pháp hỗ trợ cải tiến hệ thống điện khu công nghiệp, giải quyết tình trạng mất điện bất thường hàng năm gây dừng dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp, làm trì hoãn tiến độ xuất hàng; doanh nghiệp mong thành phố xem xét tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp lắp đặt sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời, giảm phát thải khí thải CO2, tiết kiệm điện lưới quốc gia...

Với mục tiêu trực tiếp đối thoại, giải đáp những khó khăn, của các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn thành phố; đồng thời kết nối hợp tác đầu giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ và các trường đại học và Cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố, hội nghị đã đem lại những giải pháp thiết thực, đúng nguyện vọng của doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.

Cũng thông qua định hướng thu hút, kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài và các thông tin về tầm nhìn, quy hoạch, định hướng phát triển của TP. Hải Phòng được truyền tải tại hội nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng có được cái nhìn bao quát và chính xác về thành phố, từ đó có những kế hoạch đầu tư kinh doanh chắc chắn, phù hợp hơn trong tương lai.

Lãnh đạo TP. Hải Phòng trao các biên bản ghi nhớ hợp tác cùng các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố.

Nhân dịp này, đại diện lãnh đạo TP. Hải Phòng cũng đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa một số doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức, các hiệp hội kết nối đầu tư kinh doanh FDI trên địa bàn thành phố.

Thu Anh
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025