Thứ tư 20/11/2024 14:19

Hà Nội thúc đẩy mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững chuỗi ngành dệt may, thời trang

Từ 21-23/7 tại Trung tâm thương mại MELINH PLAZA (Hà Đông), mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất, tiêu dùng bền vững ngành dệt may, thời trang đã được tổ chức.

Sự kiện do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND Quận Hà Đông tổ chức nhằm cụ thể hóa Kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 11/11/2022 của UBND TP. Hà Nội thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương trình sẽ kết nối các chuỗi sản xuất, kích cầu tiêu dùng trong nước, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quảng bá sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, phát triển bền vững và ổn định.

Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành dệt may – thời trang năm 2023 gồm 6 khu trưng bày trung tâm đến từ các làng nghề của thành phố Hà Nội: Khu trưng bày lụa Vạn Phúc – Hà Đông; Khu trưng bày làng nghề may Vân Từ - Phú Xuyên; Khu trưng bày sản phẩm thêu, may huyện Thường Tín (khu trưng bày sản phẩm thêu và khu trưng bày sản phẩm áo dài, thời trang); Khu trưng bày Công ty Dâu tằm tơ Mỹ Đức; Khu trưng bày công nghiệp dệt may Hà Nội.

Chương trình đã giúp các nhà sản xuất, phân phối, người tiêu dùng tiếp cận những sản phẩm thân thiện môi trường và hình thành thói quen sản xuất, tiêu dùng bền vững

Ngoài các khu trưng bày trung tâm trên, Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành dệt may – thời trang năm 2023 còn thu hút 30 gian hàng tiêu chuẩn đến từ các doanh nghiệp dệt may, thời trang của các nhà cung ứng trong và ngoài địa bàn Thành phố.

Chương trình thể hiện nỗ lực cũng như cam kết của thành phố Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế Xanh của Thủ đô. Chuỗi sự kiện sẽ đem đến cái nhìn tổng thể hơn về Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững, đồng thời làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch Thành phố, phục vụ tốt nhất du khách đến với Thủ đô.

Ngành dệt may là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Viêt Nam, đóng góp tới 15% tổng giá trị xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng ổn định hàng năm 12%. Với hơn 7.000 nhà máy trên toàn quốc và sử dụng gần 3 triệu lao động, ngành này không chỉ quan trọng về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội của Việt Nam.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, ngành dệt may tác động mạnh đến môi trường do sử dụng nhiều tài nguyên nước, xả thải các chất gây ô nhiễm, sử dụng nhiều năng lượng và đa dạng nhiên liệu như điện, than, dầu… để gia nhiệt trong sản xuất. Xanh hóa ngành dệt may, cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng xanh, sạch, giảm thiểu sử dụng năng lượng để phù hợp với môi trường kinh doanh toàn cầu là cách để doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Chương trình thể hiện nỗ lực cũng như cam kết của thành phố Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới