Chủ nhật 24/11/2024 13:37

Giảm phát thải trong ngành thực phẩm, đồ uống: Hành động trước khi quá muộn

Là ngành phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải cacbon, ngành thực phẩm, đồ uống của Việt Nam cần kịp thời có các hành động trước khi quá muộn.

Với lượng phát thải chiếm khoảng 26% lượng khí thải toàn cầu, đang đặt ra thách thức cho ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống là phải có ngay những hành động, giải pháp kịp thời nhằm giảm phát thải trong quá trình sản xuất.

Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra các yêu cầu về kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính với các doanh nghiệp. Sau đó Quyết định 01/2022/QĐ-TTg đã đưa ra danh mục các đơn vị sẽ phải thực hiện nghĩa vụ này.

Lò hơi sử dụng năng lượng sinh khối của công ty Ajinomoto

Từ tháng 10/2023, hàng loạt sản phẩm xuất khẩu vào châu Âu sẽ chịu chính sách điều chỉnh biên giới cacbon của châu Âu. Do vậy, giảm phát thải khí nhà kính vừa là xu hướng vừa là yêu cầu mà các doanh nghiệp phải thực hiện nếu Việt Nam muốn tham gia thị trường toàn cầu. Đã đến lúc các doanh nghiệp phải có ngay những hành động, giải pháp nhằm giảm phát thải trong sản xuất.

Ông Koji Fukuda - Cố vấn trưởng, Dự án Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định tại Việt Nam (SPI-NDC) của JICA khẳng định: Môi trường kinh doanh đang thay đổi, các doanh nghiệp cũng phải thay đổi để thích ứng và nâng cao tính cạnh tranh của mình. Vậy làm thế nào để tính toán phát thải, tối ưu hóa các giải pháp giảm nhẹ, làm thể nào để quá trình sản xuất của doanh nghiệp gắn với kinh tế tuần hoàn?... Tận dụng cơ hội này là để chúng ta có thể thay đổi cũng như tạo ra những giá trị trong kinh doanh.

Phát thải từ ngành sản xuất thực phẩmđồ uống chiếm khoảng 26% lượng khí thải toàn cầu, con số này có thể tăng gần gấp đôi vào năm 2050 so với hiện nay. Hiện nay các hệ thống chế biến thực phẩm toàn cầu ngày càng sử dụng nhiều năng lượng. Điều này thể hiện thông qua xu hướng gia tăng trong các hoạt động bán lẻ, đóng gói, vận chuyển và chế biến khiến lượng khí thải tăng lên nhanh chóng ở một số nước đang phát triển.

Ngành thực phẩm, đồ uống chiếm 26% lượng khí thải toàn cầu. Ảnh minh họa

Vậy, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống của Việt Nam cần làm gì để giảm phát thải, gia tăng sức cạnh tranh và đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định của thị trường thế giới và các chính sách trong nước nhằm mục tiêu giảm phát thải bằng không vào năm 2050?

Liên quan đến vấn đề này, bà Akiko Ishii, chuyên gia kỹ thuật, dự án JICA SPI-NDC cho biết, quy trình sản xuất, bao gồm các đầu vào như phân bón, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phát thải của hệ thống thực phẩm.

Cùng với đó, bao bì cũng chiếm một tỉ lệ tương tự trong lượng khí thải, khoảng 5,4%, nhiều hơn so với vận chuyển hoặc các yếu tố chuỗi cung ứng khác. “Chính vì vậy, để có những giải pháp phù hợp, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống cần phải thực hiện kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam” - bà Akiko Ishii nhấn mạnh và cho biết, việc thực hiện xác định và kiểm kê khí nhà kính cũng là một động thái để doanh nghiệp rà soát lại các hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Từ đó sẽ có những điều chỉnh cắt giảm cho phù hợp với mục tiêu hoạt động cũng như phòng ngừa và quản lý rủi ro hoạt động của doanh nghiệp.

Việc thực hiện kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: ngành đồ uống Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi