Duy trì lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ: Cần sớm xây dựng Luật

Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội đề nghị Chính phủ cần sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ
Hà Nội: Kết nối doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với các ngân hàng thương mại Khai mạc Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội năm 2022

Chỉ có khoảng 0,2% doanh nghiệp tham gia sản xuất chế tạo ngành công nghiệp hỗ trợ

Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) cho biết, theo số liệu ước tính tính hình sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành như sau: Chế tạo ô tô tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 5-20%; điện tử tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 5-10%; da giầy tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 30%; dệt may tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 30%; công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao tỷ lệ nội địa hóa khoảng 1-2%; cơ khí chế tạo khác tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 15-20%.

Duy trì lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tham dự Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội năm 2022

Từ hạn chế về việc nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ dẫn tới khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỷ USD (riêng sản phẩm linh kiện nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ô tô vào khoảng 35-50 tỷ USD).

Đặc biệt, Việt Nam chỉ có khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia vào sản xuất chế tạo trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Đây thực sự là con số đáng báo động khi so sánh với cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại một số nước ngay trong khối ASEAN.

Có nhiều yếu tố thuận lợi giúp ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phát triển. Cụ thể, trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều các văn bản, chính sách quan trọng để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng đã đang lớn mạnh từng ngày, có quyết tâm rất cao để tham gia sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình và đất nước. Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ đã đáp ứng được là nhà sản xuất vệ tinh cho các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế. Đã có cơ sở hạ tầng khu công nghiệp chuyên sâu ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Đất nước Việt Nam có dân số lên tới gần 100 triệu người, rất thông minh, cần cù chịu khó và có trình độ tay nghề tương đối cao so với khu vực ASEAN. Việt Nam đã tham gia vào các Hiệp định kinh tế lớn, thế hệ mới để tạo thị trường rất lớn cho doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam phát triển.

Thị trường, thị phần rất lớn trong lĩnh vực chế tạo, chế biến linh phụ kiện ngành công nghiệp hỗ trợ. Song, hàng năm đến thời điểm 2021 và giai đoạn tới thì giá trị nhập khẩu các linh phụ kiện các ngành (ô tô, điện tử, nông ngư nghiệp, cơ khí khác....) lên tới gần 3 con số tỷ USD (riêng ngành điện tử và ô tô đã lên tới 50-60 tỷ USD/năm).

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) đánh giá, mặc dù định hướng và tầm nhìn trong các chủ trương chính sách vĩ mô của Nhà nước Việt Nam là đúng đắn nhưng việc ban hành cơ chế chính sách để các chủ trương đi được vào đời sống doanh nghiệp lại chưa kịp thời.

Mặt khác việc toàn cầu hóa, Việt Nam tham gia sâu vào các Hiệp định kinh tế đa phương, song phương với các nước có nền công nghiệp đã phát triển... sẽ vừa là cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tự đổi mới, sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế và không kịp thời. Trong khi năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế, khả năng phối hợp và tính đồng bộ, còn nhiều bất cập thì sẽ dẫn tới việc các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã yếu sẽ càng yếu trong sản xuất kinh doanh.

Nguồn lực các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận ngắn hạn. Không tập trung chú trọng vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam lại chỉ nhìn thấy khó khăn quá lớn khi tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

9 kiến nghị, đề xuất

Để duy trì lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) đề xuất Chính phủ cần sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ và trình Quốc hội và ban hành trong thời gian nhanh nhất.

Duy trì lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ
ảnh minh họa

Bên cạnh đó, HANSIBA đề xuất thành lập Ban chỉ đạo cấp Nhà nước do Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, với sự tham gia của một số Bộ/ban/ngành, một số tỉnh, thành phố, đại diện doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ để thống nhất chỉ đạo thúc đẩy giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, quyết tâm đến năm 2025 tầm nhìn 2030 đạt tỷ trọng 5%-10% trên tổng số doanh nghiệp Việt Nam.

Cần quy hoạch cụ thể từng vùng kinh tế (Bắc – Trung – Nam) để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tránh tình trạng “nhà nhà” phát triển – “ tỉnh tỉnh – Thành phố” phát triển công nghiệp hỗ trợ để hạn chế tối đa lãng phí nguồn lực của đất nước và cạnh tranh không cần thiết. Phải làm rõ vùng nào sản xuất linh kiện cho ngành gì như ô tô – điện tử – công nghiệp đóng tàu – nông ngư nghiệp – da giầy – dệt may...

Cần có gói giải pháp cấp thiết, đặc thù về vốn (lãi suất và thời gian vay, hạn mức vay, tài sản thế chấp...) vì theo các quy định về điều kiện vay vốn (tài sản đảm bảo tiền vay, vốn đối ứng của Chủ đầu tư, lãi suất vay, thời gian vay...) vẫn còn trở ngại đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Nhà nước cần có quy hoạch và chính sách cụ thể để hỗ trợ hình thành một số khu công nghiệp chuyên sâu tại 3 miền Bắc – Trung - Nam, hỗ trợ đào tạo lao động chất lượng cao, hỗ trợ công nghệ khi nhập khẩu các thiết bị cũ đã qua sử dụng nhưng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và Việt Nam, chính sách thuế, đầu ra cho sản phẩm để trực tiếp dẫn dắt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sản xuất.

Cho phép các doanh nghiệp tư nhân thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao được tiếp cận vay vốn ODA để đầu tư mua thiết bị, máy móc, công nghệ của nước ngoài (đặc biệt chú trọng vào Nhật Bản, Hoa Kỳ cùng các nước công nghiệp đã phát triển) để có khả năng sản xuất, liên kết tham giá chuỗi sản xuất toàn cầu.

Việc kết nối các doanh nghiệp tập đoàn lớn quốc tế đang có mặt tại Việt Nam là hết sức quan trọng, thúc đẩy và “kèm cặp” để các doanh nghiệp FDI này cũng đặt hàng. Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất linh phụ kiện cấp cho họ để từ đó các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp len chân được vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Vấn đề khởi nghiệp đã được Nhà nước cùng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trong nhiều Hội nghị. Nhưng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ thì doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi tạo là đặc biệt then chốt để phát triển. Cần có chính sách ưu đãi cụ thể khuyến khích các thanh niên Việt Nam đã học tập, làm việc tại các công ty, các quốc gia có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển để họ khởi nghiệp trở thành các doanh nhân – doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 100% Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Xem thêm