Thứ tư 06/11/2024 06:27

Đưa thực phẩm Việt Nam vào thị trường Nhật Bản: Người trong cuộc nói gì?

Thị trường Nhật Bản vốn là niềm mơ ước của doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam nhưng làm cách nào thâm nhập thị trường, sản phẩm ra sao là vấn đề phải bàn.

Thị trường Nhật Bản vẫn được biết đến là thị trường “khó tính” bậc nhất trên thế giới, quy định về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các cơ quan quản lý liên quan đến sản phẩm nhập khẩu khá nhiều và phức tạp. Doanh nghiệp trong nước cũng than khó thâm nhập thị trường này.

Dù vậy, tại Hội nghị giao thương trực tuyến thực phẩm Việt Nam - Nhật Bản 2022, diễn ra ngày 23/6, ông Tạ Đức Minh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng, vẫn có cơ hội cho doanh nghiệp trong nước khai thác thị trường Nhật Bản.

Ông phân tích, đồng yên mất giá, lạm phát tăng khiến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tiêu dùng thiết yếu tăng cao. Trong khi đó, các hộ gia đình Nhật Bản đang phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng nhập khẩu, chi phí này chiếm tới 34% tổng chi tiêu.

Ông Tạ Đức Minh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản

Thời điểm kinh tế suy thoái, mức lương danh nghĩa không thay đổi, giá cả nhu yếu phẩm leo thang khiến ngân sách chi tiêu trong gia đình căng thẳng. Về lâu dài, người tiêu dùng Nhật Bản có thể hướng tới lựa chọn sản phẩm có giá thấp hơn trong số các sản phẩm nhập khẩu nhưng có chất lượng, công dụng tương tự. Đây là cơ hội cho hàng Việt Nam.

Riêng nhóm hàng nông sản, thực phẩm, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn với nhóm sản phẩm này nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm: Cá và sản phẩm chế biến từ cá; tôm, lươn, thịt, đậu nành…Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về sản xuất các sản phẩm trên, có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản.

Theo số liệu thống kê, 5 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu nông, thuỷ sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 874 triệu USD, tăng 18% so cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều tăng trưởng cao: Thuỷ sản đạt 630 triệu USD, tăng 15,5%; cà phê 132,3 triệu USD, tăng 41,3%; rau quả 68 triệu USD, tăng 8,5%; điều 20,7 triệu USD tăng 0,4%... Một số mặt hàng trái cây của Việt Nam cũng đã có tiếng trên thị trường Nhật Bản như thanh long, chuối, dừa, vải…

Từ kinh nghiệm thành công của doanh nghiệp, ông Ken Griffey Santo - Giám đốc Công ty BETOHASU - doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm từ Việt Nam phân phối tại Nhật Bản, cho hay: Lượng du học sinh và người Việt Nam sinh sống, làm việc tại Nhật Bản tăng 10 lần trong thập kỷ qua, năm 2021 là 430.000 người.

Ở các thành phố lớn của Nhật Bản quán ăn Việt Nam khá phổ biến nhưng ở thành phố nhỏ, vùng nông thôn hiện vẫn chưa có hoặc có rất ít. Do vậy, vẫn còn nhiều dư địa cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản để phục vụ đối tượng này.

Thực phẩm Việt Nam có cơ hội tăng xuất khẩu sang trường Nhật Bản

“BETOHASU mới nhập khẩu 50.000 gói bún khô, bún tươi từ Việt Nam, chúng tôi cũng đang tiến hành các bước để nhập khẩu thêm rượu của Việt Nam”, ông Santo nói.

Vị giám đốc doanh nghiệp này cũng bày tỏ, sau khi làm việc với đối tác Việt Nam nhận thấy kiến thức về xuất nhập khẩu giữa 2 bên cần sự đồng nhất để đạt hiệu quả, nhất là về trách nhiệm của nhà nhập khẩu. Có một hiện trạng, doanh nghiệp sản xuất Việt Nam vẫn chưa có nhiều kiến thức, nhận thức cao về vấn đề này.

Nhập khẩu thực phẩm vào Nhật Bản phải tuân thủ nhiều bộ luật, ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, như: Luật kiểm dịch thực vật, luật an toàn thực phẩm… Mặt khác, để nhập khẩu thành công ngoài việc đáp ứng thói quen tiêu dùng còn phải điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ví dụ, công ty đã mất 1 năm để bản địa hoá sản phẩm mắm nêm ngon Thuận Phát mới có thể nhập khẩu thành công.

Ngoài ra, nhãn mác sản phẩm phải ghi rõ các thành phần chính, thành phần dễ gây dị ứng… và tuân thủ các quy định trong luật hiển thị sản phẩm, luật ghi nhãn cao cấp, luật tái chế bao bì, luật khuyến khích sử dụng các nguồn lực…

“Sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam chúng tôi luôn giữ nguyên bản thiết kế, mong muốn mang tinh thần Việt Nam tới Nhật Bản. Do vậy, việc thiết kế bao bì sản phẩm sao cho thu hút, dễ hiểu sẽ rất quan trọng”, ông Santo nói. Đồng thời bày tỏ muốn phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam phát triển ra nhiều thị trường thông qua các hiệp định thương mại tự do mà hai nước cùng là thành viên.

Ngoài những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của ông Santo, để doanh nghiệp trong nước thuận lợi thâm nhập thị trường Nhật Bản, đại diện Thương vụ Việt Nam cũng lưu ý: Người Nhật Bản có ý thức bảo vệ sức khoẻ cao, đòi hỏi khó tính, nhất là độ tươi, ngon của sản phẩm. Đồng thời rất nhạy cảm với sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do vậy Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều quy định nhằm đảm bảo dư lượng kháng sinh trên hàng nông, thuỷ sản, thực phẩm, chú trọng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Việc tiêu thụ sản phẩm thực phẩm phụ thuộc vào địa điểm sinh sống, giới tính, do vậy doanh nghiệp cần lưu ý để lựa chọn phân khúc phù hợp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần thiết lập một liên kết chặt chẽ đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt trong mọi khâu từ sản xuất đến bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu cũng cần có sự đa dạng về khẩu vị, cải tiến mẫu mã để thu hút khách hàng; ổn định giá cả và lượng hàng cung ứng; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Nhật Bản

Tin cùng chuyên mục

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Hơn 8.400 khách tham quan chuyên ngành quy tụ tại triển lãm Fi VietNam 2024

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Từng bước đưa sản phẩm Việt tiếp cận thị trường quốc tế

Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực lớn thúc đẩy kinh tế

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Hơn 13.600 lượt khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 & Aquaculture Vietnam 2024

Sắp diễn ra giao ban Thương vụ với trọng tâm về đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam năm 2024

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải có yếu tố tiên phong

20 doanh nghiệp Hà Nội tham dự Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Lễ công bố sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 được tổ chức ngày 4/11