Thứ tư 16/04/2025 20:05

Lạm phát tiêu dùng Nhật Bản cao, kỳ vọng lãi suất tăng

Lạm phát tiêu dùng bán buôn hàng năm của Nhật Bản đã đạt 4% trong tháng 2, cho thấy áp lực gia tăng từ chi phí nguyên liệu thô.

Lạm phát bán buôn hằng năm của Nhật Bản đã đạt 4% trong tháng 2/2025, cho thấy áp lực gia tăng từ chi phí nguyên liệu thô, điều này sẽ duy trì kỳ vọng của thị trường về khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới.

Giá bán buôn của thị trường Nhật Bản, vốn là chỉ báo trước của lạm phát tiêu dùng, tiếp tục duy trì đà tăng hàng năm trong suốt 4 năm qua, với sự gia tăng gần đây của giá gạo, trứng và thực phẩm tươi sống, làm giảm biên lợi nhuận của các công ty.

Giá bán buôn của thị trường Nhật Bản, vốn là chỉ báo trước của lạm phát tiêu dùng, tiếp tục duy trì đà tăng hàng năm trong suốt 4 năm qua. Ảnh minh họa

Dữ liệu này càng làm nổi bật các dấu hiệu gia tăng của áp lực lạm phát, đặc biệt là việc các công ty lớn ở Nhật Bản tăng lương mạnh trong các cuộc đàm phán tiền lương năm nay với các công đoàn.

Tuy nhiên, sự gia tăng chi phí sinh hoạt và sự biến động của thị trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Nhật Bản và khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ngần ngại tăng lãi suất quá nhanh, theo một số nhà phân tích.

"Điều đáng lưu ý là sự phục hồi trong tiêu dùng, yếu tố quan trọng để hỗ trợ lạm phát cơ bản, đang bị trì hoãn", ông Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Norinchukin, cho biết.

"Với xuất khẩu khó có thể tăng trưởng mạnh, việc tăng lãi suất sẽ là quá sớm cho đến khi tiêu dùng phục hồi", ông Takeshi Minami nói thêm.

Mức tăng trong chỉ số giá hàng hóa doanh nghiệp (CGPI), phản ánh mức giá mà các công ty tính cho nhau đối với hàng hóa và dịch vụ, phù hợp với dự báo trung bình của thị trường. Mặc dù mức tăng đã giảm so với mức 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 1 do Chính phủ Nhật Bản tái áp dụng trợ cấp nhiên liệu, nhưng giá của nhiều nguyên liệu thô, bao gồm thực phẩm và kim loại màu đã tăng, theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Giá nhập khẩu tính bằng Yên đã giảm 0,7% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 2,3% trong tháng 1.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã kết thúc chính sách kích thích tiền tệ khổng lồ kéo dài một thập kỷ vào năm ngoái và nâng lãi suất ngắn hạn lên 0,5% từ 0,25% trong tháng 1, với quan điểm rằng Nhật Bản đã gần đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững.

Với lạm phát tiêu dùng vượt mục tiêu trong gần 3 năm, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã báo hiệu sẵn sàng tăng lãi suất thêm nếu nền kinh tế duy trì được sự phục hồi ổn định.

Sự gia tăng chi phí sinh hoạt và sự biến động của thị trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Nhật Bản và khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ngần ngại tăng lãi suất quá nhanh.
Thanh Thanh
Reuters
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Tin cùng chuyên mục

GDP quý I của Trung Quốc tăng 5,4%, vượt kỳ vọng

Tự động hóa ngành dệt may: Việt Nam đang ở đâu?

Tin thuế quan 16/4: Cổ phiếu ô tô tăng sau động thái của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Donald Trump yêu cầu tước giấy phép và phạt CBS 20 tỷ USD

Chiến sự Nga-Ukraine tối 15/4: Nga bắn hạ 109 UAV Ukraine

Động đất ở Myanmar: Du lịch Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sao?

Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

Chuyến du hành không gian đầu tiên toàn nữ: Khi hoa cúc nở giữa vũ trụ

Tin thuế quan 15/4: Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc sau quyết định của Tổng thống Trump

Khai thác FTA: Định hình nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Về quan niệm 'thân, thành, huệ, dung' trong bài viết của đồng chí Tập Cận Bình

Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga

Tin thuế quan 14/4: Tổng thống Trump khuyến khích đàm phán, sẽ có các 'ngoại lệ' thuế đối ứng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/4: Nga giành thắng lợi lớn ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/4: Quân đội Nga kiểm soát Kalinovo

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Chuỗi địa chấn chưa dừng: Myanmar hứng thêm động đất mạnh

Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Tin thuế quan 13/4: Hải quan Mỹ khắc phục lỗi, cứu loạt hàng đang vận chuyển