Thứ tư 27/11/2024 12:42

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Với triển khai dự án “Từ trang trại tới bàn ăn” của doanh nghiệp phân phối sẽ góp phần tạo sinh kế ổn định cho những người phụ nữ Chu Ru (tỉnh Lâm Đồng).

Là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu, Central Retail Việt Nam luôn chủ động trong hành trình thúc đẩy phát triển nông nghiệp, hỗ trợ người nông dân Việt Nam. Thấu hiểu những thách thức của người nông dân trong sản xuất và trong phân phối, Central Retail cam kết chung tay tiêu thụ, bình ổn thị trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân cũng như đưa nông sản địa phương chất lượng cao đến tay khách hàng với giá tốt nhất.

Mô hình rau hữu cơ đang được Central Retail chắp cánh để phát triển ở kênh bán lẻ hiện đại

Một trong những ví dụ điển hình cho cam kết trên là việc Central Retail Việt Nam đang triển khai dự án “Từ trang trại tới bàn ăn”, góp phần tạo sinh kế ổn định, bền vững cho những người phụ nữ Chu Ru ở thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng (gọi tắt là Dự án Tu Tra).

Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tế (từ trước khi bắt tay triển khai Dự án Tu Tra), đội ngũ thu mua thực phẩm tươi sống của Central Retail nhận thấy, hiện nay, các sản phẩm rau hữu cơ đang được người tiêu dùng ưa chuộng, tuy nhiên phần lớn sản phẩm của bà con nông dân trồng rau hữu cơ vẫn khó tiếp cận với người tiêu dùng ở kênh bán lẻ hiện đại.

Trên cơ sở đó, Dự án Tu Tra triển khai, nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm rau hữu cơ. Bắt tay triển khai dự án đầu tay này, đội ngũ thu mua của Central Retail đã tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao năng lực sản xuất, giúp những người phụ nữ Chu Ru xây dựng và chuẩn hóa lại quy trình sản xuất để có thể giao hàng cho siêu thị GO! Đà Lạt; đồng thời tổ chức các khóa đào tạo về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua tem QR code…

Kết quả, hiện sản phẩm của bà con làm ra không những đạt các tiêu chí về rau an toàn mà còn được cấp chứng nhận organic. Sản phẩm được bán ra với giá hợp lý, phù hợp nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng. Từ đó, các sản phẩm của Dự án Tu Tra có đầu ra ổn định, giúp cải thiện đời sống của hàng chục hộ nông dân ở tỉnh Lâm Đồng.

Trên cơ sở bước đầu ghi nhận thành công của Dự án Tu Tra ở tỉnh Lâm Đồng, sẽ là tiền đề quan trọng để Central Retail mở rộng thêm các dự án “Từ trang trại tới bàn ăn” ra nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, trong đó có các dự án đang xúc tiến triển khai ở các tỉnh thành như: Sơn La, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh,…

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển