DOC cần áp dụng mức thuế phù hợp hơn với mật ong Việt Nam

Mức thuế chống bán phá giá 60% khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ được đánh giá là chưa công bằng đối với mật ong Việt Nam.
9 tháng năm 2022, xuất khẩu mật ong đạt khoảng 41 triệu USD Bị áp thuế suất cao, xuất khẩu mật ong của Việt Nam lao đao

Tụt từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ tư

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dẫn báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, năm 2020, tổng lượng mật ong của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trên 50.000 tấn, chiếm 26%, đứng thứ nhất trong số các nước xuất khẩu mật ong sang thị trường này.

xuất khẩu mật ong
Xuất khẩu mật ong sang thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh

Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 56.000 tấn mật ong vào Hoa Kỳ, chiếm trên 25% tổng lượng mật nhập khẩu vào Hoa Kỳ, đứng thứ hai sau Ấn Độ.

Tuy nhiên, do bị áp thuế chống bán phá giá nên năm 2022, tổng khối lượng mật ong xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chỉ còn trên 14.000 tấn, chiếm 7%, đứng thứ tư trong các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất hơn 5.500 tấn mật ong các loại sang Hoa Kỳ, đạt kim ngạch xuất khẩu gần 11,5 triệu USD, giá bán hơn 2 USD/kg (mật bán theo phi).

Như vậy, sau khi bị Hoa Kỳ áp mức thuế chống bán phá giá bình quân 60%, 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng mật ong xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2022.

Đề nghị DOC áp dụng mức thuế phù hợp hơn với mật ong Việt Nam

Theo báo cáo của Hội nuôi ong Việt Nam, năm 2021, Việt Nam có 1,7 triệu đàn ong, sản xuất trên 71.000 tấn mật ong các loại và các sản phẩm khác như phấn, sáp, sữa chúa, keo ong.

Trong giai đoạn 2018 - 2022, sản lượng mật ong sản xuất ra tăng đều các năm, từ 49.000 tấn năm 2018 lên 71.000 tấn năm 2021, tuy nhiên năm 2022 giảm xuống chỉ còn gần 44.000 tấn do ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá do Hoa Kỳ áp dụng đối với Việt Nam từ cuối năm 2021.

Năm 2019, xuất khẩu mật ong của Việt Nam đạt hơn 47 triệu USD; con số này tăng lên 71 triệu USD năm 2020; 90 triệu USD năm 2021 và 48,5 triệu USD năm 2022.

Các thị trường xuất khẩu mật ong chính của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Anh, Indonesia, Canada. Trong đó, xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu mật ong của Việt Nam.

Theo ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, mật ong Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là mật ong thô để chế biến trong ngành bánh kẹo, nước giải khát, đồ hộp.

Năm 2019, mật ong Việt Nam chiếm tỷ trọng hàng đầu trong tại Hoa Kỳ. Trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên 50.000 tấn mật ong vào quốc gia này.

Trước tình hình sản lượng mật ong Việt Nam xuất khẩu ngày càng lớn vào Hoa Kỳ với giá rẻ, Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ đã kiện đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cho rằng, Việt Nam bán phá giá sản phẩm mật ong vào thị trường Hoa Kỳ. Mức thuế chống bán phá giá bình quân mà DOC áp dụng cho các doanh nghiệp mật ong Việt Nam là 60%.

Ông Tống Xuân Chinh cho rằng, đây là mức thuế chưa công bằng đối với mật ong Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Với mức thuế này, quá trình rà soát hành chính, đấu tranh sẽ còn được tiếp tục.

Trong thời gian tới, các đơn vị trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt là Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục Chăn nuôi và Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường sẽ kết hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để tiếp tục cung cấp thông tin, số lượng, trao đổi và giải trình.

Các động thái này sẽ giúp DOC hiểu rõ hơn về nguồn gốc sản xuất mật ong Việt Nam trong đánh giá hành chính lần thứ nhất, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2024, từ đó đề nghị DOC áp dụng mức thuế phù hợp hơn với mật ong Việt Nam.

Ông Tống Xuân Chinh cho hay, kỳ vọng này hoàn toàn có cơ sở vì mật ong Việt Nam xuất khẩu chủ yếu lấy từ nách lá cây keo (tổng diện tích trên 2,2 triệu ha) và cây cao su (trên 930.000ha). Đây là căn cứ rất quan trọng cho thấy, mật ong Việt Nam không hề cạnh tranh với mật lấy từ hoa của các nhà sản xuất Hoa Kỳ.

Việt Nam có hệ thống ngành ong lớn với trên 1,7 triệu đàn ong. Giá xuất khẩu mật ong của Việt Nam cạnh tranh là do lợi thế về cây nguồn mật từ rừng trồng, thời tiết mùa vụ cho phép thời gian thu hoạch lên đến 7 - 8 tháng/năm, giống ong và kỹ thuật tốt nên chất lượng đảm bảo đáp ứng được thị hiếu của phân khúc công nghiệp chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ.

Người dân Hoa Kỳ đã tin dùng và ủng hộ mật ong Việt Nam liên tục trong 30 năm qua. Việc xuất khẩu mật ong vào Hoa Kỳ không chỉ giúp Việt Nam xuất khẩu được sản phẩm, mà còn giúp người tiêu dùng, các nhà chế biến của Hoa Kỳ có được lợi nhuận tốt từ nguồn mật tự nhiên giá rẻ.

Vì vậy, việc DOC áp thuế chống bán phá giá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến sản xuất, đời sống của nông dân Việt Nam, mà còn ảnh hưởng lớn đến phân khúc chế biến và người tiêu dùng Hoa Kỳ và sự đa dạng sinh học của hệ thực vật tự nhiên, hệ thống cây trồng nông nghiệp.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

Bánh kẹo Việt xuất ngoại, chinh phục thị trường thế giới

Bánh kẹo Việt xuất ngoại, chinh phục thị trường thế giới

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Xem thêm