Thứ hai 12/05/2025 22:39

Doanh nghiệp Việt Nam – Hàng Châu (Trung Quốc): Cơ hội hợp tác toàn diện

Hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh là yếu tố quan trọng thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương trong tình hình hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đó là khẳng định của ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại tọa đàm hợp tác giao lưu doanh nghiệp Việt Nam - Hàng Châu (Trung Quốc) tại Hà Nội ngày 25/10. Sự kiện nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc về các lĩnh vực: thiết bị vệ sinh môi trường, du lịch, dệt may, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, xây dựng, năng lượng, truyền thông…và đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hóa.

Toạ đàm nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc về các lĩnh vực năng lượng, truyền thông…

Thực tế, những năm qua, kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, Trung Quốc nằm trong top 10 đối tác lớn nhất về thương mại và du lịch của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc trong khu vực Asean.

Đầu tư nước ngoài qua các năm của Việt Nam những năm gần đây đều tăng trưởng theo mức cao, đến năm 2018 đạt trên 35 tỷ USD/năm. Hiện nay, Việt Nam đã thu hút được 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư với tổng số trên 30.000 dự án, vốn đầu tư là trên 358 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với gần 2.700 dự án và tổng vốn đầu tư trên 15 tỷ USD.

Môi trường đầu tư của Việt Nam luôn được các nhà đầu tư đánh giá cao về chi phí sản xuất ở mức cạnh tranh so với các nước trong khu vực, trên phương diện cả về lao động, nguồn nhân lực, mặt bằng… Mặt khác, việc hội nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, tham gia các hiệp định thương mại tự do EVFTA, FTA giúp cho vị thế của Việt Nam đang được nâng nên trên trường quốc tế. Đây cũng là nền tảng quan trọng để hàng hoá của Việt Nam được tiếp cận với các ưu đãi cao với các thị trường lớn.

Ông Mã Hiểu Tài, Phó chủ tịch Liên minh sáng tạo Trung Quốc nhận định: Việt Nam sau khi mở cửa và đổi mới đã có mối quan hệ kinh tế thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư nhằm đảm bảo quyền lợi của những nhà đầu tư nước ngoài. Đây là tín hiệu tốt nhằm tạo môi trường hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Với những ưu thế đó, bà Đỗ Thị Quỳnh Nga, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Bắc, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch đầu tư) cho biết: Trong chiến lược phát triển, Việt Nam ưu tiên kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại và sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

Qua quá trình tìm hiểu, trao đổi, Trung Quốc có một số doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh lực thế mạnh mà Việt Nam quan tâm và kêu gọi đầu tư như công nghiệp chế tạo, y dược, phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp chất lượng cao, chế biến thực phẩm và năng lượng, bà Đỗ Quỳnh Nga cho biết.

Tại buổi tọa đàm, doanh nghiệp đến từ Hàng Châu (Trung Quốc) đã có cơ hội giao lưu trực tiếp để giải đáp những khó khăn trong quá trình tiếp cận đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận các thông tin để đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện VCCI đang tiến hành xây dựng một công thông tin về các môi trường đầu tư kinh doanh ở các tỉnh thành phố, các sự án đang kêu gọi đầu tư của Việt Nam, hy vọng đó sẽ là cổng thông tin giúp kết nối, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam.

Từ những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, có thể thấy tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Trung Quốc - Việt Nam là rất lớn. Việc hoàn thiện các văn bản pháp lý, minh bạch trong tiếp cận thông tin doanh nghiệp là những thách thức quan trọng nhất trong quá trình phát triển hợp tác kinh tế toàn diện trong tương lai.

Thu Trang

Tin cùng chuyên mục

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?