Thứ bảy 19/04/2025 12:59

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Với chủ đề "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" là động lực để các doanh nghiệp nỗ lực xây dựng thương hiệu mạnh trên trường quốc tế.

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp triển khai Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2025. Sự kiện diễn ra từ ngày 16 đến ngày 21/4/2025 trên phạm vi cả nước.

Khẳng định tư duy chiến lược trong xây dựng thương hiệu quốc gia

Sự kiện nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 17 năm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025) và để tăng cường nhận biết Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, quảng bá giới thiệu các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tới cộng đồng xã hội trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia 2025

Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia năm nay sẽ tập trung vào các hoạt động như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 trên các phương tiện thông tin đại chúng tại các tỉnh/ thành trên cả nước.

Tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025 theo hình thức hybrid (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) tại Hà Nội với chủ đề: Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo.

Phát biểu khai mạc tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ghi nhận những nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

“Thương hiệu quốc gia là tài sản vô hình có giá trị chiến lược, phản ánh năng lực cạnh tranh tổng thể và vị thế của một quốc gia trong tiến trình hội nhập. Trong những năm gần đây, với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ và sự đồng hành của doanh nghiệp, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã có bước tiến ấn tượng” - Thứ trưởng nêu.

Chỉ ra bước tiến của giá trị thương hiệu quốc gia, Thứ trưởng cho hay, theo Brand Finance, năm 2024, giá trị Thương hiệu Quốc giaViệt Nam được định giá 507 tỷ USD, xếp hạng 32 thế giới – tăng 1 bậc so với năm 2023. Đây là kết quả đáng tự hào, khẳng định hiệu quả của chính sách phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng mà chúng ta đã kiên định theo đuổi.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam – được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia. Với các giá trị cốt lõi: Chất lượng – Đổi mới sáng tạo – Năng lực tiên phong, chương trình đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh, nâng cao uy tín hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, vai trò của thương hiệu quốc gia càng trở nên cấp thiết. Diễn đàn năm nay với chủ đề “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam – Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo” tiếp tục khẳng định tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn trong xây dựng thương hiệu quốc gia thời kỳ mới.

Các đại biểu quốc tế tham dự Lễ khai mạc

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời tạo ra sự khác biệt bền vững trong môi trường toàn cầu cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh – sạch – thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.

Diễn đàn hôm nay là cơ hội để cơ quan quản lý, chuyên gia, nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kiến tạo giải pháp nhằm nâng cao năng lực thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu.

“Tôi tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành; cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sự khác biệt

Thông tin thêm về chủ đề Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2025: “Bứt phá từ đổi mới sáng tạo", ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, lý do Ban tổ chức lựa chọn chủ đề năm nay: Thứ nhất, đổi mới – sáng tạo là một trong ba tiêu chí của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam mà các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia luôn phải hướng tới và theo đuổi.

Thứ hai, đổi mới, sáng tạo là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế số và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có những biến động sâu rộng, đổi mới và sáng tạo đã trở thành yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và tạo ra những giá trị khác biệt thì Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.

Thứ ba, đổi mới, sáng tạo ở đây không chỉ là ứng dụng công nghệ, mà còn là sự thay đổi trong tư duy quản trị, mô hình kinh doanh và chiến lược thương hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, dịch vụ. Khi các doanh nghiệp chú trọng đổi mới, họ có thể khẳng định vị thế trên thị trường, chinh phục người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Các đại biểu cùng nhau khởi động Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2025

Thứ tư, trong thời đại kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đổi mới sáng tạo là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội.

Thông qua chủ đề này, Bộ Công Thương mong muốn thúc đẩy một làn sóng đổi mới mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp Việt, khuyến khích họ đầu tư vào công nghệ, nâng cao giá trị thương hiệu, từ đó nâng tầm vị thế của Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới.

Ông Chiến kỳ vọng: "Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp với các nguồn lực trong nước và quốc tế, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Với nền tảng đã được xây dựng và định hướng rõ ràng, Chương trình sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình hội nhập, khẳng định vị thế “Thương hiệu Việt Nam – chất lượng, đổi mới, tiên phong” trên trường quốc tế".

Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003 và giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai, nhằm mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Với ý nghĩa đó, Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 20 tháng 4 hàng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam.

Đỗ Nga - Minh Trang
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương