Thứ năm 26/12/2024 12:57

Doanh nghiệp ngành gỗ nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng

Trong bối cảnh thị trường bị thu hẹp, đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã nỗ lực làm mới mình, tìm thêm thị trường, đảm bảo duy trì hoạt động.

Đủ cách xoay đơn hàng

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam (Vifores) cho biết, hiện hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ đang rất khó khăn, nhất là tại các thị trường lớn do đơn hàng sụt giảm. Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, trong tháng 2, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,61 tỉ USD giảm 34,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh thị trường thu hẹp, đơn hàng sụt giảm, các doanh nghiệp cho biết xoay xở mọi cách để duy trì sản xuất và hạn chế để lực lượng lao động mất việc. Bà Đỗ Thị Kim Loan - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Sao Nam, cho biết Mỹ là thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng 90% lượng xuất khẩu của công ty nhưng nhu cầu từ quốc gia này tiếp tục giảm mạnh trong các tháng đầu năm 2023 khiến lượng đơn hàng chỉ đạt khoảng 60-65% của cùng kỳ năm ngoái.

Ngay khi thị trường Mỹ chững lại, lãnh đạo công ty Sao Nam đã chuyển sang các thị trường khác như Úc, Canada… để bù đắp phần nào lượng sụt giảm từ thị trường chính.

“Khi thị trường khó khăn chung, chúng tôi tìm kiếm thị trường Canada và chấp nhận làm gia công cho khách hàng ở Úc. Hiện có các nhà nhập khẩu ván gỗ Úc chuyển nguyên liệu sang cho công ty theo hình thức tạm nhập tái xuất, chúng tôi sẽ thực hiện các công đoạn gia công để thành phẩm, đóng gói và xuất trở lại cho họ. Tỷ trọng tham gia vào các sản phẩm này chỉ khoảng 40-50% nhưng đây là sự thích nghi với thời điểm thị trường Mỹ quá khó”, bà Loan chia sẻ.

Doanh nghiệp ngành gỗ tìm nhiều giải pháp để duy trì hoạt động

Ông Lê Minh Nghị - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng, kiến trúc AA cho biết, trong bối cảnh đơn hàng tại thị trường Mỹ sụt giảm, doanh nghiệp đã chuyển hướng sang các thị trường khác như Mexico, Chile hay bán đảo ở Caribbean… đây là những thị trường sẽ mở ra nhiều triển vọng tốt về xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Cũng theo ông Nghị, để có được sự chuyển hướng này, ngay từ năm 2022 khi tình hình thị trường Mỹ có dấu hiệu chững lại, doanh nghiệp đã hoạch định chiến lược xuất khẩu mới. Theo đó, doanh nghiệp đã liên tục xây dựng mối quan hệ và theo sát các bạn hàng lớn, thường xuyên giữ liên hệ chia sẻ thông tin thị trường. Từ đó giữ được đơn hàng, vừa trong ổn định trong nước vừa phát triển xuất khẩu.

Hướng tới sản phẩm chất lượng cao

Theo các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng không phải không có cơ hội để phát triển. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nỗ lực để xoay chuyển tình thế, thay vì làm các mặt hàng truyền thống, giá trị thấp thì cần tính đến mặt hàng phân khúc cao cấp hơn. Dù đơn hàng bán ra có thể không được như trước song giá trị mang lại sẽ cao hơn.

Ông Huỳnh Thanh Vạn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP S furniture (Bình Dương) chia sẻ, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, thị trường gỗ toàn cầu sụt giảm sâu, ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp ngành gỗ. Để trụ vững, công ty đã có sự chuyển hướng tập trung vào phân khúc cao cấp để bán qua thị trường Mỹ, Canada. Tuy giảm số lượng sản phẩm nhưng doanh thu vẫn tăng. Sản xuất sản phẩm chất lượng cao, doanh nghiệp ký được hợp đồng lâu dài, góp phần xây dựng thương hiệu.

Đầu tư công nghệ, hướng tới phân khúc chất lượng cao cũng là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp đang thực hiện. Bà Đỗ Thị Kim Loan - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Sao Nam chia sẻ, hiện nay công ty đang đầu tư thêm từ 30 – 35% vốn để trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại hơn. “Muốn theo kịp thị trường, chúng tôi phải liên tục đầu tư, cải tiến. Nếu không cải tiến, doanh nghiệp sẽ bị loại khỏi cuộc chơi”, bà Loan cho hay.

Ngoài việc đầu tư cho sản phẩm, ông Lê Minh Nghị - Phó tổng Giám đốc Công ty AA cho rằng, doanh nghiệp cần thường xuyên tham dự các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Thông qua các hội chợ, doanh nghiệp đã kết nối được nhiều đơn hàng. Điển hình như thị trường Campuchia, khách hàng của công ty rất ổn định.

Theo Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai, bên cạnh nâng cao chất lượng thì doanh nghiệp cũng tái cấu trúc lại mô hình hoạt động của mình. Theo đó, việc xuất khẩu các mặt hàng gỗ yêu cầu rất cao, về nguyên liệu phải có nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là những khách hàng lớn ở những nước phát triển. Việc nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu gỗ để cung ứng cho các nhà sản xuất là hướng đi và cũng là cơ hội tái cấu trúc trong tình hình khó khăn.

Hà Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?