Thứ sáu 22/11/2024 07:42

Doanh nghiệp dệt may được tiếp sức vượt bão COVID-19

Việc giảm lãi suất, giãn nợ ngân hàng cùng nhiều giải pháp đồng bộ của Chính phủ và các Bộ ngành đã và đang tiếp sức cho doanh nghiệp (DN) dệt may vượt khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP. Hồ Chí Minh (AGTEK) cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về tình hình hoạt động, sản xuất hiện nay của các DN xuất khẩu dệt may trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Theo ông Hồng, kể từ khi Chính phủ cùng các Bộ ngành vào cuộc quyết liệt, đưa ra những chính sách kịp thời để gỡ khó cho DN trong bối cảnh dệt may bị cạn kiệt nguồn cung, thiếu vốn sản xuất đã phần nào giúp DN vượt qua cơn “bĩ cực”.

Doanh nghiệp dệt may đang được các Bộ ngành tích cực tháo gỡ khó khăn để ổn định sản xuất

Cụ thể, theo AGTEK, về vốn nhiều DN dệt may thuộc AGTEK đã được các Ngân hàng thương mại rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới hoạt động và đưa ra chính sách linh hoạt, cụ thể theo từng DN. Mức giảm lãi suất cho vay dao động từ 0,5 – 1,5%/năm. Việc giảm lãi suất giúp dòng vốn của DN được lưu thông thông suốt, hỗ trợ DN kịp thời trong vấn đề tiếp cận nguồn nguyên liệu mới ngoài Trung Quốc.

Đối với vấn đề giảm thuế và bảo hiểm xã hội, mặc dù hiện chưa có thống kê đầy đủ song theo ông Hồng, Bộ Tài chính và Bộ Lao động động - Thương Binh và Xã hội đã đưa ra những chỉ đạo tới các địa phương để rà soát, khoanh vùng, đánh giá tác động của dịch bệnh tới những DN bị ảnh hưởng trực tiếp. Điều này khiến DN phần nào yên tâm hơn trong sản xuất.

Đối với xuất khẩu, các DN cũng được Bộ Công Thương tích cực hỗ trợ xúc tiến thương mại tìm kiếm và mở rộng thị trường mới cũng như tiếp cận các thị trường mà Việt Nam đã có Hiệp định thương mại tự do.

Được biết, trước đó do nguồn nguyên liệu sản xuất đang cạn kiệt dần nhiều DN đã phải cắt chuyền, cho công nhân nghỉ việc luân phiên cũng như tìm nguyên liệu từ thị trường mới để thay thế nhưng vẫn chưa hết khó. Vì thế, AGTEK đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội cùng UBND TP. Hồ Chí Minh để kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho các DN đang chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19.

Trong văn bản kiến nghị gửi đi, AGTEK phân tích rằng, hiện tại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gây đình trệ cho nên nền kinh tế nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong các ngành nghề chịu tác động trực tiếp từ dịch COVID-19, dệt may đang đối mặt với nhiều mối lo nhất bởi đến 70% nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc. Lý do, dịch COVID-19 đã khiến nhiều nhà máy ở Trung Quốc ngưng hoạt động dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên phụ liệu trầm trọng, khiến nhiều đơn hàng mà các DN Việt Nam phải giao cho khách hàng bị chậm trễ. Từ đó, AGTEK kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu ngay một số gói chính sách tín dụng, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu khoản vay, điều chỉnh kỳ hạn để hỗ trợ DN; Bộ Tài chính cần có giải pháp cân đối thu chi ngân sách, chính sách thuế hỗ trợ DN vừa và nhỏ; Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần nghiên cứu văn bản pháp luật có liên quan báo cáo đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chính sách miễn đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn trong thời gian DN gián đoạn sản xuất và người lao động nghỉ chờ việc.

Riêng về phía TP. Hồ Chí Minh, AGTEK kiến nghị bổ sung thêm danh mục ngành nghề dệt may vào chương trình kích cầu để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn và duy trì mức tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Kết thúc tháng 2/2020, xuất khẩu dệt may của các DN xuất khẩu dệt may TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt 773 triệu USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ. Việc xuất khẩu sụt giảm mạnh được các DN phản ánh do tác động từ dịch COVID-19 khiến nguồn cung nguyên liệu gián đoạn, nhiều DN không đủ nguyên liệu sản xuất và kịp giao hàng cho đối tác. Các DN cũng dự báo các tháng tới có thể việc xuất khẩu sẽ còn giảm hơn vì nhiều DN vẫn chưa thể tìm được nguồn cung nguyên liệu mới phù hợp (nếu có thì giá thành đội lên tới 15% so với hiện tại) và cầu thị trường có thể sụt giảm do dịch bệnh vẫn tiếp tục gia tăng tại nhiều quốc gia.
Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu