Thứ hai 23/12/2024 03:32

Đặc sắc tục “lấy nước mới” của đồng bào Tày, Nùng

Theo phong tục cổ truyền của đồng bào Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng, sau thời khắc giao thừa đồng bào dân tộc thường đi “lấy nước mới” đầu năm để dâng bàn thờ tổ tiên

Theo phong tục cổ truyền của dân tộc Tày, Nùng huyện Quảng Hà, tỉnh Cao Bằng, sau thời khắc giao thừa, giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đồng bào dân tộc thường đi “lấy nước mới” đầu năm để dâng lên bàn thờ tổ tiên với ước nguyện một năm mới vạn vật sinh sôi nảy nở, sức khỏe dồi dào, mùa màng bội thu.

Nguồn sống của bản làng

Cao Bằng không chỉ nổi tiếng với các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng mà còn hấp dẫn du khách bởi những giá trị văn hóa đặc sắc. Trong chuyến công tác vào một ngày đông cuối năm, dừng chân tại xóm Pắc Pó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi được già làng Quán Chí Khiang dẫn về nơi có con suối nước đầu nguồn trong vắt, xanh biếc. Đây cũng từng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước.

Giữa nơi thắng cảnh như bích họa, chúng tôi không chỉ bị thu hút bởi tiếng chim hót thánh thót, tiếng suối chảy róc rách mà còn bởi câu chuyện đặc sắc về phong tục lấy nước mới đầu năm của đồng bào Tày, Nùng nơi đây.

Theo già làng Quán Chí Khiang, bao đời nay, đồng bào Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng đã có tục lấy nước mới vào đêm giao thừa. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mỗi gia đình cử một thành viên đi lấy nước mới tại con suối đầu nguồn của làng. Truyền thống này duy trì từ xa xưa và được lưu giữ đến nay. Dòng nước đầu nguồn vốn gắn liền với tâm linh của người Tày, Nùng và được coi là tài sản, nguồn sống của bản làng.

Đôi mắt trầm ngâm, cụ Khiang kể: “Tết Nguyên đán được người Tày, Nùng rất coi trọng. Những người đi lấy nước chỉ cần là thành viên trong gia đình, không phân biệt già, trẻ, gái, trai. Ngày xưa, lúc chưa có đồng hồ, thời điểm lấy nước mới dựa vào tiếng gà gáy đầu tiên. Thông thường, bà con đến lấy nước tại mỏ ở gần khu nhà của mình, nhưng thiêng nhất vẫn là nước tại đầu nguồn Pắc Pó - cụ Khiang chia sẻ.

Lấy nước đầu nguồn trong ngày đầu năm mới

Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, những ai lấy nước sớm nhất khi thời khắc iao thừa đến sẽ nhận được nhiều may mắn nên có nhiều người đi từ rất sớm. Sau khi lấy nước về, thành viên ở nhà sẽ thắp một tuần nhang, thông báo với tổ tiên là nước mới đã được mang về. Các loại cây lộc, hoa đào, hoa mận... mà gia chủ chuẩn bị để trước cửa nhà được mang vào trong nhà cho vào một chiếc bình rồi cho nước mới vào bình và đặt tại nơi trang trọng nhất trên bàn thờ. Nước mới đem về được dùng để nấu cơm, đánh răng, rửa mặt... với mong muốn sức khoẻ dồi dào và một năm mới nhiều may mắn, bình an.

Với người dân nơi đây, khi nước mới được đưa về nhà là lúc khép lại mọi điều không may của năm cũ và đón nhận những điều mới mẻ của năm mới. Đây là thời điểm khởi đầu cho một năm mới với ước nguyện cầu cho một năm mới ấm no, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Duy trì và phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống

Ông Nông Thái Học - Chủ tịch Uỷ ban mặt trận tổ quốc xã Trường Hà cho biết, dân tộc Tày, Nùng cư trú hầu khắp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, nhưng tập trung đông ở 4 huyện: Phục Hòa, Quảng Uyên, Hạ Lang, Trà Lĩnh. Kinh tế của người dân nơi đây chủ yếu là canh tác lúa nước, chăn nuôi lợn đen, trồng thuốc lá. Ngoài ra, ở một số địa phương, người Tày, Nùng rất coi trọng bảo tồn những nghề truyền thống như: Dệt, rèn, đúc nông cụ, đan lát, làm hương, ngói... Những công cụ cầm tay (dao, búa, cuốc, cày) của đồng bào đã trở thành hàng hóa được thị trường ưa chuộng đời sống của đồng bào ngày càng được cải thiện.

Địa bàn cư trú của dân tộc Tày, Nùng tập trung ở vùng đồi núi thấp, ven chân núi, thung lũng, vùng địa hình gần sông, suối, thuận lợi cho canh tác nông, lâm nghiệp. Theo quan niệm của đồng bào, nước là khởi nguồn cho sự sống, cho vạn vật sinh sôi phát triển. Do đó, người dân thường lập bản, dựng nhà tại những nơi có dòng suối trong vắt, mát lạnh.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tiếp tục duy trì nét đẹp văn hoá truyền thống từ tục lấy nước mới của người dân nơi đây, hằng năm, vào những ngày đầu năm mới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng thường tổ chức Nghi lễ lấy nước đầu nguồn Pác Bó tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Quảng Hà, huyện Hà Quảng.

“Nghi lễ rước nước đầu nguồn trong Lễ hội về nguồn Pác Bó hằng năm không chỉ nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc các dân tộc Tày, Nùng mà còn giáo dục truyền thống cho các thế hệ hướng về cội nguồn. Đây còn là dịp để nhân dân và du khách tưởng nhớ tới công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước” - ông Nông Thái Học nhấn mạnh.

Tục lấy nước mới đầu năm không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện nét sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc truyền thống độc đáo của dân tộc Tày, Nùng.
Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Tày

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới