Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Những lá cờ lịch sử được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là biểu tượng sống động, kể lại ký ức hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Giới trẻ Hà Nội nô nức 'check in' với đồ uống mang dáng hình đất nước Bảo tàng đông kín dịp lễ: Lịch sử vẫn luôn có sức hút Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa Dòng người đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ngày cuối nghỉ lễ

Tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, những lá cờ phai màu theo năm tháng vẫn được nâng niu như báu vật. Mỗi lá cờ là một trang sử sống, nhắc nhở thế hệ hôm nay về giá trị của hòa bình, độc lập dân tộc.

Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Lá cờ của Đoàn sinh viên Hà Nội

Ngày 10/10/1954, khi Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Thủ đô, Đoàn sinh viên Hà Nội đã trao tặng lá cờ mang dòng chữ: “Quân đội nhân dân anh dũng giải phóng Tổ quốc”. Đó là món quà thiêng liêng do chính tay các sinh viên thủ đô gìn giữ bằng cả niềm tự hào và lòng biết ơn, là lời tri ân sâu sắc gửi đến những người lính đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh để bảo vệ thủ đô Hà Nội.

Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự
Lá cờ Đoàn sinh viên Hà Nội trao tặng Trung đoàn 102. Ảnh: Thanh Thảo
Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự
Lá cờ là sự biết ơn của Đoàn sinh viên Hà Nội tới các chiến sĩ giải phóng. Ảnh: Thanh Thảo

Lá cờ không chỉ đại diện cho một thời khắc trọng đại mà còn thể hiện sự gắn bó giữa hậu phương và tiền tuyến, giữa nhân dân và quân đội. Nó còn mang theo niềm tin chiến thắng và giữ gìn độc lập dân tộc.

Lá cờ Đảng giữa rừng Bình Phước

Năm 1969, giữa những cánh rừng khốc liệt của Bình Phước, đồng chí Tư Chờ vẫn luôn mang theo bên mình lá cờ Đảng như một bảo vật. Lá cờ ấy không phải để treo giữa quảng trường, mà để giữ trong tim, như một ngọn lửa không bao giờ tắt.

Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự

Lá cờ Đảng của đồng chí Tư Chờ sử dụng trong thời gian chiến đấu ở Bình Phước năm 1969.

Ảnh: Thanh Thảo

Lá cờ ấy được giữ gìn như báu vật, trải qua những tháng ngày bám trụ gian khổ và luôn là hiện thân của niềm tin bất khuất vào Đảng, cũng như sự nghiệp giải phóng dân tộc dù có phải hy sinh cả cuộc đời.

Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự

Lá cờ của đồng chí Tư Chờ là hiện thân của niềm tin bất khuất vào Đảng. Ảnh: Thanh Thảo

Hiện, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vẫn giữ lá cờ Đảng trang trọng như giữ lại một phần linh hồn người lính, của một thời mà lý tưởng sống còn cao hơn cả sự sống.

Lá cờ của phụ nữ chợ Đông Ba

Giữa lòng chợ Đông Ba, nơi bộn bề vất vả mưu sinh, giữa tiếng rao buôn bán, một lá cờ đỏ sao vàng được những người phụ nữ tiểu thương trân trọng treo ở vị trí cao nhất vào ngày Huế hoàn toàn giải phóng. Ngày 26/3/1975, những người phụ nữ tiểu thương chợ Đông Ba đã tự tay may một lá cờ đỏ sao vàng, treo lên giữa khu chợ thân quen.

Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự
Lá cờ của phụ nữ tiểu thương chợ Đông Ba - Huế, từng treo trong chợ nhân ngày Huế hoàn toàn giải phóng. Ảnh: Thanh Thảo

Không kèn trống, chỉ có những giọt nước mắt và sự ủng hộ hết lòng của nơi hậu phương dành cho nơi tiền tuyến của các bà, các chị, những người từng che giấu cán bộ, từng giấu cơm vào gùi cho chiến sĩ qua đường, từng thắt lòng tiễn chồng con lên đường đi tập kết.

Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự
Lá cờ là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của nhân dân miền Trung khúc ruột, từng chịu đựng biết bao tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Ảnh: Thanh Thảo

Lá cờ ấy là lời thề không bao giờ khuất phục, là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của nhân dân miền Trung khúc ruột, từng chịu đựng biết bao tàn phá khốc liệt của chiến tranh.

Lá cờ trên nóc Bộ Tổng Tham mưu ngụy

Trưa 30/4/1975, một khoảnh khắc đặc biệt đó là lá cờ nửa xanh, nửa đỏ, giữa là ngôi sao vàng của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” tung bay trên nóc Bộ Tổng Tham mưu ngụy quyền. Lá cờ ấy được những người lính Trung đoàn 1, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 giương cao như một lời khẳng định không thể lay chuyển rằng: Đất nước đã hòa bình, chiến tranh đã kết thúc và dân tộc Việt Nam đã chiến thắng.

Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự

Cờ “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” - Trung đoàn 1, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3, treo tại Bộ Tổng Tham mưu ngụy, ngày 30/4/1975. Ảnh: Thanh Thảo

Giữa lòng thành phố Sài Gòn tràn ngập niềm vui chiến thắng, hình ảnh lá cờ bay phấp phới đã trở thành biểu tượng bất tử. Lá cờ ấy là hiện thực hoá của giấc mơ độc lập mà dân tộc Việt đã ấp ủ suốt bao thế hệ.

Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự
Lá cờ “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” không chỉ là biểu tượng của chiến thắng, mà là hình hài của non sông vừa liền một dải. Ảnh: Thanh Thảo

Trong giây phút lịch sử ấy, lá cờ “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” không chỉ là biểu tượng của chiến thắng, mà là khúc khải hoàn không lời của hàng triệu người dân Việt Nam.

Lá cờ của Đội biệt động Z32

Cũng trong ngày 30/4/1975, giữa lòng đô thị còn nồng khói chiến tranh, đội biệt động Z32 đã chuẩn bị hàng trăm lá cờ nhỏ, phát cho người dân treo lên trước hiên nhà, đón chào quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn. Những lá cờ đỏ sao vàng nhỏ xíu được may bởi những đôi bàn tay yêu nước, được Đội biệt động Z32 trao cho người dân Sài Gòn để đón bộ đội vào giải phóng thành phố.

Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự

Cờ Đội biệt động Z32 may, phát cho nhân dân đón bộ đội vào Sài Gòn, 30/4/1975.

Ảnh: Thanh Thảo

Những lá cờ ấy chứa đựng tình cảm thiêng liêng của người dân thành thị hướng về cách mạng. Lá cờ trong tay người dân là minh chứng cho một sự thật không thể chối bỏ đó là chiến thắng của cả một dân tộc.

Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự

Lá cờ chiến thắng không chỉ là của quân đội, mà là của cả một dân tộc biết yêu nước.

Ảnh: Thanh Thảo

Lá cờ ấy mang theo hơi thở của lòng dân và biểu tượng khát khao hòa bình, thầm lặng mà kiên cường chờ đợi ngày giải phóng.

Lá Quốc kỳ là linh hồn bất tử của dân tộc

Tình yêu của người Việt dành cho lá Quốc kỳ không đến từ lời dạy hay bài học giáo khoa, mà từ ký ức của gia đình và những câu chuyện mà cha ông để lại.

Những lá cờ kể chuyện lịch sử tại Bảo tàng Quân sự
Người Việt Nam yêu lá Quốc kỳ như chính máu thịt của mình

Giữ gìn và kể lại những câu chuyện của lá cờ là gìn giữ lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó cũng là cách giúp cho thế hệ trẻ hôm nay, những người sinh ra trong hòa bình thấu hiểu rằng, để đổi lại cuộc sống hoà bình hôm nay chính là bằng sự hy sinh thầm lặng của biết bao người đi trước.

Mỗi lá cờ lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ là hiện vật lịch sử mà còn là mạch nguồn cảm xúc, tái hiện lại thời khắc không thể lãng quên. Lá Quốc kỳ là biểu tượng của khát vọng sống hòa bình, niềm tự hào, tinh thần bất khuất đã, đang và sẽ mãi là linh hồn của dân tộc Việt Nam.
Thanh Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày Giải Phóng Miền Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Từ ánh mắt đượm buồn tại Quảng trường Đỏ năm 1957 đến ngày hội non sông 30/4/2025, Bác vẫn hiện diện trong từng bước chân Việt Nam trên ‘đường lên phía trước’.
Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Trên lễ đài đại lễ kỷ niệm 30/4, ống kính truyền hình bắt đúng lúc người lính già lau nước mắt khi hai ca sĩ cất tiếng hát. Câu hát kỳ lạ như gói cả đời ông
Cảnh kết phim

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Diễn viên phim "Địa đạo" sải bước trong lễ diễu binh 30/4, không chỉ là vai diễn, họ hiện thân cho ký ức, cho màn kết đẹp là hòa bình hôm nay.
Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Tình yêu nước đôi khi chỉ hiện lên giản dị từ những ô ban công tầng cao, nơi các cư dân đô thị treo lên lá cờ Tổ quốc trong những ngày lễ trọng đại.
Bài 2:

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

Thời trang Việt đang chuyển mình trở thành ngôn ngữ kể chuyện văn hóa, đưa di sản dân tộc vào nhịp sống hiện đại bằng những sáng tạo mang tinh thần thời đại.
20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Sau 50 năm, âm vang của đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn chưa bao giờ lắng xuống và ký ức hào hùng ấy đang tiếp tục được 'thắp lửa' qua những trang sách.
Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Khắp các tuyến phố, đơn vị, trường học ở Huế rực sắc cờ đỏ, thể hiện khí thế hào hùng và niềm tự hào trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4 xoay quanh các chủ đề về tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam, chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam...
Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm giới thiệu không gian di sản văn hóa, danh thắng, sản phẩm thủ công truyền thống của 29 tỉnh, thành được tổ chức ở thành phố Huế.
Phú Thọ tổ chức chương trình

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Ngày 29/4, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề '50 năm bản hùng ca mùa xuân' chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Trong dịp kỷ niệm Thống nhất đất nước 30/4, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút du khách đến thăm, cũng là dịp để người dân hiểu sâu hơn về lịch sử đất nước.
‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

'Nổi lửa lên em' của nhạc sĩ Huy Du – nhạc sĩ của bản tình ca người lính được ví như là bản giao hưởng hậu phương, của tình thương thầm lặng, đi cùng năm tháng.
Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Với khoảng 2.000 tư liệu, hiện vật trưng bày, Bảo tàng Côn Đảo không chỉ là nơi lưu giữ những chứng tích lịch sử mà còn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước.
Điện Biên:

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Tinh hoa Tây Bắc 2025, tôn vinh bản sắc dân tộc, thúc đẩy du lịch liên kết vùng, thu hút du khách.
Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1151/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Tuần phim kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Cựu chiến binh Trần Văn Thanh (76 tuổi), chạy xe máy vượt 1.300km vào TP. Hồ Chí Minh để được xem diễu binh, diễu hành trong dịp lễ 30/4.
Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Quyết định về thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được ban hành.
Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Chiến thắng 30/4/1975 là sự kết tinh của ý chí độc lập, của tinh thần dân tộc sắt đá, là máu xương của hàng triệu con người đã “hiến dâng tuổi 20 cho non sông”.
Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

Đại lễ Vesak 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 6-8/5 với nhiều hoạt động văn hóa, học thuật, tâm linh đặc sắc nhằm giới thiệu đậm nét hình ảnh đất nước.
150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Gần 150 tư liệu, hiện vật quý tái hiện hành trình thống nhất đất nước trong trưng bày ‘Non sông liền một dải’ kỷ niệm 30/4 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Mobile VerionPhiên bản di động