Thứ bảy 26/04/2025 01:13

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Với khoảng 2.000 tư liệu, hiện vật trưng bày, Bảo tàng Côn Đảo không chỉ là nơi lưu giữ những chứng tích lịch sử mà còn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước.

Bảo tàng Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) khởi công xây dựng ngày 6/12/2009 và hoàn thành ngày 10/10/2010, tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, gần di tích Chuồng cọp Pháp, trong khuôn viên rộng hơn 2 ha, diện tích xây dựng 3.570 m2, diện tích trưng bày 1.700m2. Công trình nhà Bảo tàng Côn Đảo được xây dựng làm nơi lưu giữ những di sản văn hóa, lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam để phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững của huyện Côn Đảo.

Khuôn viên Bảo tàng Côn Đảo

Không gian trưng bày của bảo tàng được thiết kế khá đơn giản nhưng vô cùng ấn tượng, bao gồm 1 gian khánh tiết và 4 chủ đề chính: Côn Đảo thiên nhiên con người; Côn Đảo địa ngục trần gian; Côn Đảo trận tuyến, trường học; Côn Đảo ngày nay.

Ngoài ra, bảo tàng còn có một phòng trưng bày, triễn lãm chuyên đề. Với mỗi chủ đề, các hiện vật được trưng bày theo một phong cách khác nhau và mang lại cho người xem nhiều cảm xúc đặc biệt. Chân dung những người anh hùng kiên cường bất khuất suốt những năm tháng đấu tranh chắc hẳn là biểu tượng đẹp, khó quên trong ký ức của mỗi người khi đến đây.

Du khách check-in với biểu tượng "bầu trời hòa bình" tại sảnh bảo tàng.

Đến với Bảo tàng Côn Đảo du khách được tham quan hình ảnh, hiện vật trưng bày về tội ác man rợ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cùng bọn tay sai, qua đó du khách cũng hiểu được sự gian khổ, anh dũng của những tù nhân - chiến sĩ cách mạng yêu nước từng bị giam cầm nơi đây trong hai thời kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc.

Bảo tàng Côn Đảo không đơn thuần là điểm đến trưng bày các hiện vật mà còn là nơi khắc họa rõ tinh thần yêu nước mãnh liệt của con người Việt Nam. Từ thời tiền sử xa xưa cho đến nay, Việt Nam vẫn luôn biết ơn sự hy sinh của các vị anh hùng và không ngừng phát huy truyền thống yêu nước đó.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại Bảo tàng Côn Đảo những ngày tháng 4/2025:

Du khách tham quan Bảo tàng Côn Đảo.
Hiện vật xe goòng được lưu giữ tại Bảo tàng Côn Đảo. Khoảng năm 1930, thực dân Pháp thiết kế đường ray sắt rộng độ 60cm xuất phát từ sở Bản Chế (nay là đầu đường Lê Hồng Phong) chia ra làm 2 nhánh. Một nhánh đến sở Đá dưới chân núi Chúa (nay là đường Phan Châu Trinh), một nhánh đến sở Củi (nay là đường Võ Thị Sáu).
Hình ảnh con tàu chở những cựu tù chính trị từ đất liền ra Côn Đảo.
Tập thể chiến sĩ cách mạng Nhà tù Côn Đảo được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Hàng chục bút tích chống ly khai của các tù nhân khi bị giam giữ ở Côn Đảo còn lưu giữ đến ngày nay.
Mỗi chủ đề được trưng bày tại đây đều mang đến những cảm xúc khó tả, lấy đi không ít nước mắt của du khách tham quan. Anh Nguyễn Văn Nhang (du khách đến từ Phú Thọ) chia sẻ: "Bảo tàng Côn Đảo không chỉ đơn thuần là điểm đến trưng bày các hiện vật mà còn là nơi khắc họa rõ tinh thần yêu nước mãnh liệt của con người Việt Nam. Thế hệ sau như chúng tôi vẫn luôn biết ơn sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ và luôn cố gắng học tập, lao động phát huy truyền thống yêu nước đó".
Cờ tổ quốc do các lực lượng tù chính trị trong nhà tù bí mật may và cất dấu để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy giải phóng Côn Đảo.
Tập san "Sinh hoạt" và "Xây dựng" do lực lượng tù chính trị câu lưu trại 6 (trại Phú An) biên soạn và phát hành tại nhà tù Côn Đảo năm 1973.
Hình ảnh những Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân từng ở Côn Đảo.
Tranh thêu, tranh vẽ của các chiến sĩ cộng sản khi ở trong nhà tù.
Những dụng cụ như súng,..
Còng số 8,..
găng tay sắt, bịt mắt, mặt nạ chống hơi cay... từng là công cụ đàn áp những người cộng sản kiên trung.
Nhiều du khách đã lặng người khi đọc bảng danh sách 2.198 tử tù tại Côn Đảo trong Bảo tàng Côn Đảo. Chị Vũ Vân Anh (du khách TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: "Côn Đảo là một vùng đất thiêng, bàn thờ của Tổ quốc, nơi giáo dụ truyền thống yêu nước cho thế hệ chúng tôi và thế hệ trẻ sau này. Đến đây tôi thấy yêu đất nước mình hơn".

Bảo tàng Côn Đảo là một "địa chỉ đỏ” gắn liền với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích cách mạng đặc biệt của quốc gia, và đây cũng là địa điểm không thể thiếu trong chuyến tham quan, du lịch về nguồn tại Côn Đảo.

Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Côn Đảo

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí

Đề xuất ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung

Techcombank mang cả tinh hoa nước Pháp về Việt Nam, tôn vinh những di sản văn hóa độc bản

Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

Nhà thơ Hữu Thỉnh: 'Giao hưởng Điện Biên' là khúc tráng ca tôi mang ơn lịch sử

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc

Hơn 1.200 đại biểu quốc tế sẽ dự Đại lễ Vesak 2025

Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể