Thứ hai 23/12/2024 16:57

Đà Nẵng: Thương mại sôi động, công nghiệp “chững lại”

6 tháng đầu năm 2019, kinh doanh thương mại Đà Nẵng tăng 10,89% so với cùng kỳ, đóng góp 22,8% vào tốc độ tăng giá trị tăng thêm của khu vực thương mại dịch vụ. Trong khi đó, sản xuất công nghiệp có chiều hướng chững lại với mức tăng khiêm tốn 5,68%.

Giao dịch thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng những tháng nửa đầu năm 2019 diễn ra sôi động. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng ước đạt 27,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13,13% so với cùng kỳ năm 2018. Xét theo nhóm ngành hàng thì sửa chữa xe máy, xe có động cơ đạt mức tăng cao nhất 29,7%, nhóm gỗ và vật liệu xây dựng tăng 18%, nhóm đồ dùng trang thiết bị gia đình tăng 14,7%, lương thực - thực phẩm tăng 13,7%. Riêng nhóm hàng may mặc chỉ tăng 3,5%. Các nhóm hàng hóa còn lại tăng trung bình trên dưới 5,7%.

Giao dịch thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng 6 tháng đầu năm sôi động

Hàng hóa thông qua cảng 6 tháng ước đạt 4,6 triệu tấn, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm tăng 2,38% so với cùng kỳ.

Nhờ sự sôi động của thị trường thương mại góp phần đưa giá trị tăng thêm (VA) của khu vực dịch vụ lên 7,69%. Cụ thể, kinh doanh thương mại tăng 10,89% so với cùng kỳ, tỷ trọng đóng góp vào tốc độ tăng VA cao nhất với 22,8%.

Trái ngược với dịch vụ, 6 tháng đầu năm 2019 chứng kiến sự chững lại của sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố ước tăng 5,68%, thấp hơn mức tăng 9,41% của cùng kỳ năm 2018 và thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây, hàng loạt chỉ số trong sản xuất công nghiệp giảm, thậm chí tăng trưởng âm (công nghiệp khai khoáng tăng trưởng âm 16,9%).

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm ước tăng 4,02% so với cùng kỳ. Một số ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố có IIP thấp hoặc giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018 như ngành dệt giảm 29,05%, sản xuất kim loại (sắt, thép) giảm 35,66%, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 11,58%...

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,98%. Trong đó, một số ngành giảm sâu như sản xuất kim loại, sản phẩm điện tử, dệt….

Ngoài ra, chỉ số tồn kho tính đến cuối tháng 6/2019 ước giảm 4,8% so với cùng kỳ; chỉ số sử dụng lao động công nghiệp cũng giảm 14,3% và giảm ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Về xuất nhập khẩu, tính đến hết tháng 5/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của TP. Đà Nẵng ước đạt 1,175 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 644,8 triệu USD, nhập khẩu đạt 530,2 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực, thế mạnh của xuất khẩu Đà Nẵng như dệt may, sắt thép, linh kiện điện tử… đang có xu hướng giảm. Mặc dù nền kinh tế tiếp tục xuất siêu 114,5 triệu USD, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lại giảm nhẹ so với cùng kỳ (giảm 0,9%).

Sản xuất công nghiệp chững lại một phần do Đà Nẵng chuyển hướng thu hút đầu tư

Theo Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng - ông Huỳnh Đức Thơ - sản xuất công nghiệp có chiều hướng chững lại do sự thay đổi về chủ trương thu hút đầu tư của thành phố và giai đoạn hiện tại được coi là bước chuyển tiếp từ công nghiệp thâm dụng lao động, công nghiệp nặng sang công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Hoạt động giao dịch thương mại - dịch vụ sôi động một phần nhờ lượng khách du lịch đến TP. Đà Nẵng liên tục tăng, gắn với việc gia tăng các nơi mua sắm cho du khách; bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường có hiệu quả đảm bảo cho thị trường giao dịch ổn định và lành mạnh.

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024