Thứ ba 29/04/2025 04:22

Cotton Day 2018 có gì mới cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam?

Trong những năm gần đây, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng liên tục thay đổi và ngày càng đa dạng hơn, điều đó phần nào gây khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khó tính từ khách hàng, việc các doanh nghiệp dệt may tăng cường hợp tác, đầu tư phát triển sản phẩm mới, công nghệ sản xuất là điều tất yếu.  

Nhận thức được các vấn đề trên, Hiệp Hội Bông Mỹ - CCI cùng với Hiệp Hội Dệt May Việt Nam - VITAS tổ chức sự kiện Cotton Day 2018 với chủ đề: What’s new in cottonTM nhằm giới thiệu đến chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam những cải tiến mới nổi trội về công nghệ áp dụng cho các sản phẩm dệt may giàu bông hiện đang có mặt trên thị trường.

“What’s new in cottonTM” được chọn là chủ đề của Cotton Day 2018 nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy và tạo cảm hứng cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam trong việc phát triển các sản phẩm, công nghệ và quy trình mới để mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những cải tiến về công nghệ được mang đến từ các đối tác toàn cầu của Hiệp Hội Bông Mỹ cũng như từ những đối tác trọng điểm tại thị trường Việt Nam.

Theo VITAS, những nội dung chủ yếu tại Cotton Day 2018 gồm: Giới thiệu công nghệ mới trong ngành dệt may. Cập nhật diễn biến về xu hướng phát triển bền vững. Trình diễn thời trang từ các nhãn hàng nổi tiếng tại Việt Nam. Chia sẻ kết quả nghiên cứu so sánh về hiệu suất sử dụng giữa các nguồn nguyên liệu khác nhau và tạo nơi giao lưu, kết nối các doanh nghiệp trong ngành dệt may.

Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 17/9 tại TP. Hồ Chí Minh với sự quy tụ nhiều doanh nghiệp nổi bật trong toàn bộ chuỗi cung ứng ngành dệt may tại Việt Nam.

Ngành kéo sợi Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu bông nhập khẩu (chiếm 99,9% tổng lượng bông sử dụng). Lượng bông nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong 10 năm trở lại đây, 150.000 tấn trong năm 2005 lên khoảng 1,4 triệu tấn trong năm 2017. Trong đó, bông Mỹ luôn chiếm tỷ trọng lớn, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 441 nghìn tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái với thị phần đạt mức 53%, cao hơn nhiều so với nguồn bông thứ hai là Ấn Độ (21%), chứng tỏ các nhà máy trong chuỗi cung ứng dệt may đang ngày càng tin tưởng vào chất lượng của bông Mỹ và nhận thấy được lợi ích từ các dịch vụ hỗ trợ mà ngành bông Mỹ mang lại.
Minh Long
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao