Thứ tư 18/12/2024 20:47

Công nghiệp chế biến, chế tạo dự kiến về đích đạt kế hoạch

Dự kiến năm 2024 công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ hoàn thành kế hoạch, đồng thời “thúc” ngành công nghiệp về đích đạt mục tiêu.

Bộ Công Thương đánh giá, công nghiệp chế biến, chế tạo khởi sắc, cùng với đà tăng trưởng công nghiệp như hiện nay (6 tháng đầu năm 2024 tăng 7,7% so với cùng kỳ) việc đạt mục tiêu về chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 từ 7 - 8% là có thể đạt được.

Kết quả trên được Bộ Công Thương nhận định từ tình hình phát triển công nghiệp trong nửa đầu năm 2026. Theo đó, sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ so với cùng kỳ năm 2023, tiếp tục duy trì xu hướng tích cực.

Sản xuất công nghiệp cơ bản tăng trưởng trên diện rộng ở hầu hết các địa phương trên cả nước, đặc biệt là các địa phương đóng vai trò trọng điểm trong phát triển công nghiệp. Sản xuất công nghiệp đã tiếp tục đóng vai trò tạo việc làm hiệu quả cho xã hội.

Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước đã khôi phục rất tích cực và sẵn sàng để tận dụng những cơ hội thị trường mới trong thời gian tới. Niềm tin của các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài được củng cố mạnh mẽ nhờ những tín hiệu tích cực trong tăng tưởng sản xuất công nghiệp các tháng đầu năm 2024 vừa qua.

Công nghiệp chế biến, chế tạo dự kiến về đích đạt kế hoạch. Ảnh: Nguyễn Mạnh

Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở lại đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng và ngành này dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra”, Bộ Công Thương ghi nhận.

Nhìn sâu vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nửa đầu năm 2024 có thể thấy sự khởi sắc đến từ từng phân ngành.

Trong đó, ngành điện tử, 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Với ngành sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, trong nửa đầu năm, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2023 và chỉ số sản xuất phương tiện vận tải khác lượng ô tô sản xuất ước đạt 144 nghìn xe, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2023, xu hướng giảm chậm hơn so với mức giảm 11,3% trong 3 tháng đầu năm.

Tương tự, sản xuất thép, khoáng sản, giấy sản lượng tăng cao, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn.

Sự khởi sắc của các ngành sản xuất có thể nhìn rõ nhất qua ngành dệt may, da giày. Trong đó, sản xuất ngành dệt may tiếp tục cải thiện, tháng 6/2024 chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 1,8% và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 6/2024, chỉ số sản xuất trang phục của cả nước tăng 4% so với tháng 5/2024 và tăng 7% so với tháng 6/2024. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất trang phục của cả nước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết, đã chủ động tìm kiếm đơn hàng và thời điểm này, đã có đủ đơn hàng sản xuất đến hết tháng 9/2024.

Sản xuất của các doanh nghiệp dệt may trong những tháng tới vẫn phụ thuộc vào diễn biến phức tạp của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, các nhân hàng luôn đòi hỏi về sản xuất xanh. Doanh nghiệp trong nước cần phải chủ động với các sản phẩm xanh để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nhập khẩu.

Ngành da giày, trong tháng 6/2024 chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 1,9% so với tháng 5/2024 và tăng 15,4% so với tháng 6/2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Đóng góp của ngành công nghiệp hỗ trợ không xét trên sản lượng sản xuất mà đánh giá trên sự đóng góp phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, góp phần tăng trưởng xuất siêu đạt 11,85 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024. Đáng nói, ngành đã chủ động sản xuất một số nguyên liệu như thép, cao su, nhựa, kim loại... Việt Nam cũng đã xuất được xe ô tô nguyên chiếc sang thị trường thế giới (Vinfast, Thaco).

Tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may - da giày đạt 45-50%, cơ khí chế tạo đạt hơn 30%, ngành chế tạo ô tô đạt khoảng 20-25%; điện tử đạt 10-15%; công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao đạt khoảng 5-10%.

Công nghiệp hỗ trợ là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Một số tập đoàn lớn đã mở rộng nhà máy và thành lập các trung tâm R&D tại Việt Nam (Samsung, Apple, Marvell, NVIDIA, BYD, ...).

Bên cạnh những ngành có sản xuất tăng cao, ngành sản xuất rượu ria nước giải khát và sản xuất thuốc lá có tăng nhưng chậm lại so với cùng kỳ, con số tăng lần lượt là 0,5% và 7,2%.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025