Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Sáng 19/4, Thường trực Ủy ban KHCN&MT đã thẩm tra Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (dự án).
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng Rà soát một số nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thúc đẩy kinh tế xanh

Chủ trì phiên họp có: Ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội, cùng các Phó Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Phương Tuấn, ông Tạ Đình Thi và các Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban; đại diện các Ủy ban của Quốc hội.

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
Toàn cảnh phiên họp thẩm tra

Về phía Bộ Công Thương, có ông Nguyễn Hoàng Long - Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công; cùng đại diện các bộ, ngành: Quốc phòng, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Ngoại giao, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp trước áp lực hội nhập

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy nhấn mạnh, ít nhất có 3 nội dung chuyển đổi cần đặc biệt lưu ý, đó là: Chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng và chuyển đổi xanh. Ba vấn đề này liên quan chặt chẽ với nhau trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời là những nội dung hết sức quan trọng.

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy phát biểu chỉ đạo

Về quan điểm sửa đổi luật, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT lưu ý, có những vấn đề cần quan tâm như tính đồng bộ về pháp luật, tính hợp hiến, hợp pháp, phạm vi sửa đổi. Ông lưu ý, cần rà soát 4 nhóm chính sách Chính phủ trình, từ quản lý nhà nước, công cụ kinh tế, tài chính cho đến các dịch vụ về năng lượng, các công ty dịch vụ năng lượng (ESCO).

Theo ông Lê Quang Huy, dịch vụ ESCO trên thế giới phát triển rất mạnh. Các ESCO có thể tư vấn và đưa ra các giải pháp trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, do đó cũng cần được các đại biểu lưu ý.

Được biết, Dự án sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 là một bước đi có ý nghĩa lớn trong bối cảnh các hàng rào kỹ thuật liên quan đến phát thải carbon đang ngày càng siết chặt ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc.

Báo cáo tại phiên thẩm tra, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh: Sau 15 năm thi hành, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật số 50/2010/QH12) đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi sản xuất xanh trong bối cảnh mới. Trong khi đó, thế giới đang đẩy mạnh các công cụ chính sách như thuế carbon, Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM), nhãn xanh, hộ chiếu carbon… nhằm phân loại hàng hóa theo tiêu chuẩn phát thải.

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tóm tắt nội dung chính của Dự án Luật

Điều này đặt ra áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành xuất khẩu chủ lực - từ dệt may, da giày đến thép, nhựa, điện tử. Những nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore cũng đã bắt đầu ban hành các quy định thuế và chính sách kiểm soát phát thải, khiến cuộc cạnh tranh không chỉ đến từ công nghệ mà còn là khung pháp lý hỗ trợ chuyển đổi.

"Trong khi các nước phát triển đã có cơ chế mạnh về hỗ trợ doanh nghiệp như mô hình thỏa thuận tự nguyện (VA) của EU và Mỹ, hay ESCO ở Hàn Quốc, Thái Lan, tại Việt Nam, việc huy động nguồn lực vẫn còn “thiếu và yếu”. Do đó, việc sửa đổi luật là để tạo một hành lang pháp lý mới, thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiết kiệm năng lượng, tăng cường năng lực cạnh tranh và thích ứng với các quy định mới về phát thải toàn cầu"- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Việc sửa đổi luật nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức từ các rào cản kỹ thuật của Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản và các khu vực khác trên thế giới thông qua các công cụ hỗ trợ tài chính, cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư các dự án về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu thông qua cơ chế quỹ; thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường cho các ngành dịch vụ tư vấn năng lượng.

Đồng thời, góp phần chủ động, tích cực thực hiện các cam kết khi tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).

Cắt giảm thủ tục, tăng phân cấp, đẩy mạnh thị trường hiệu suất

Dự thảo luật tiếp tục kế thừa 30 điều trên tổng số 48 điều của Luật hiện hành, đồng thời điều chỉnh theo hướng tinh gọn, hiện đại hóa công tác quản lý và tương thích với thông lệ quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết: Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo luật sửa đổi là phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương và bộ, ngành quản lý chuyên ngành. Cụ thể, thẩm quyền công bố danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm sẽ được chuyển từ Thủ tướng Chính phủ về cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và quyền ban hành danh mục thiết bị, phương tiện phải dán nhãn năng lượng cũng sẽ thuộc về các bộ, ngành thay vì Chính phủ...

Về cải cách thủ tục hành chính, dự thảo đã mạnh dạn đề xuất cắt giảm 2/4 thủ tục hiện hành (tỷ lệ 50%). Trong đó, có việc chuyển thủ tục cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng sang hình thức doanh nghiệp tự công bố và dán nhãn. Đồng thời, bỏ thủ tục cấp chứng chỉ kiểm toán năng lượng, hướng đến mô hình quản trị năng lượng chủ động hơn.

Việc tinh giản thủ tục và phân cấp không chỉ giúp giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp mà còn rút ngắn thời gian xử lý hành chính đến 30% - phù hợp với chủ trương Chính phủ điện tử và cải cách thể chế kinh tế số.

Hài hòa cam kết quốc tế, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Một trong những điểm mạnh của Dự thảo luật lần này là sự tương thích cao với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bao gồm Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và các nội dung đã nêu trong COP26 về mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long khẳng định, các điều khoản sửa đổi hoàn toàn không mâu thuẫn với các điều ước đã ký kết và không có yếu tố phân biệt giới.

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban KHCN&MT Trần Văn Khải góp ý tại phiên thẩm tra

Đặc biệt, nội dung dự thảo hướng tới phát triển thị trường dịch vụ năng lượng chuyên nghiệp, khuyến khích hình thành các tổ chức tư vấn, hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ… nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn.

Về quy trình xây dựng luật, Bộ Công Thương cho biết đã tuân thủ nghiêm túc trình tự, từ việc lấy ý kiến bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, chuyên gia, doanh nghiệp cho đến việc đăng tải rộng rãi dự thảo lên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Ngày 1/4/2025, Chính phủ đã chính thức thông qua Dự thảo tại Nghị quyết 69/NQ-CP.

Đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét

Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ, ông Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội - cho biết: Thường trực Ủy ban KHCN&MT tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả với những lý do đã nêu trong Tờ trình số 176/TTr-CP của Chính phủ.

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
Ông Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN &MT của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra

Qua nghiên cứu, Thường trực Ủy ban KHCN &MT nhận thấy, hồ sơ Dự án Luật được chuẩn bị nghiêm túc, cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, đánh giá từng nội dụng trong 4 nhóm chính sách với các quy định của dự thảo Luật để đồng bộ; các nội dung sửa đổi đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước và yêu cầu hội nhập quốc tế...

Tại phiên họp, các đại biểu đã đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã khẩn trương xây dựng dự án và đồng tình với 4 nhóm nội dung được Chính phủ trình.

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Tạ Đình Thi phát biểu tại phiên họp

Ngoài ra, các đại biểu cũng đã tham gia góp ý vào những nội dung liên quan đến: Dán nhãn năng lượng và các tiêu chuẩn hàng hóa liên quan; hỗ trợ nhóm yếu thế vùng sâu, vùng xa; dịch vụ ESCO; Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị; biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng; cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, chứng chỉ quản lý năng lượng..

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
Đại diện Bộ Xây dựng tham gia giải trình tại phiên họp

Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, bà Nguyễn Thị Lâm Giang đã giải trình làm rõ các nội dung đại biểu nêu về dán nhãn năng lượng, chứng chỉ quản lý năng lượng, xây dựng định mức tiêu hao năng lượng...

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công giải trình, làm rõ một số ý kiến đại biểu nêu

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tiếp thu và làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu nêu về cơ chế tài chính để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, khẳng định tính đồng bộ với các luật khác theo kết quả rà soát của Bộ Tư pháp. Đồng thời, Thứ trưởng khẳng định, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ rà soát, tiếp thu và tiếp tục chỉnh lý để dự án luật đạt hiệu quả chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm rõ thêm một số ý kiến đại biểu nêu

Kết luận cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội Lê Quang Huy khẳng định: Các điều kiện để đảm bảo để hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đảm bảo; đề nghị Bộ Công Thương cần tham mưu Chính phủ để bổ sung thêm một số dự thảo văn bản hướng dẫn thực thi Luật. Hoan nghênh Bộ Công Thương đã chuẩn bị các nội dung được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhất là trong lĩnh vực phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo. Dự thảo Luật dự kiến sẽ được thông qua trong Kỳ họp thứ 9, Ủy ban KHCN&MT, đề nghị Bộ Công Thương có kế hoạch phối hợp cụ thể và chặt chẽ với cơ quan thẩm tra để đảm bảo tiến độ.

Theo kế hoạch, Dự án sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 5/2025 theo quy trình một kỳ họp.

Bài và ảnh: Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lao động ngành Công Thương: Kiến tạo năng lực cạnh tranh quốc gia

Lao động ngành Công Thương: Kiến tạo năng lực cạnh tranh quốc gia

Ngành Công Thương không chỉ là trụ cột phát triển kinh tế mà còn là nơi hội tụ và phát huy vai trò then chốt của lực lượng lao động trong tiến trình hội nhập.
40 công nhân tiêu biểu ngành Công Thương: Những tấm gương bình dị viết tiếp bài ca phát triển

40 công nhân tiêu biểu ngành Công Thương: Những tấm gương bình dị viết tiếp bài ca phát triển

Tôn vinh 40 công nhân tiêu biểu ngành Công Thương năm 2025 với nhiều sáng kiến, đóng góp xuất sắc, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, tiên phong cống hiến.
Ngành Công Thương: Bước tiến dài sau 50 năm thống nhất đất nước

Ngành Công Thương: Bước tiến dài sau 50 năm thống nhất đất nước

Trải qua nửa thế kỷ kể từ ngày thống nhất đất nước, ngành Công Thương có bước tiến dài, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò then chốt.
Chùm ảnh: Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chùm ảnh: Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Báo Công Thương đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin cùng chuyên mục

Đảng uỷ Báo Công Thương: Dấu ấn nhiệm kỳ và mục tiêu mới cho tương lai

Đảng uỷ Báo Công Thương: Dấu ấn nhiệm kỳ và mục tiêu mới cho tương lai

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng ủy Báo Công Thương đã đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện công tác xây dựng Đảng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Đại hội Chi bộ Cục Phòng vệ thương mại nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội Chi bộ Cục Phòng vệ thương mại nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều ngày 23/4, Chi bộ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030.
Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia và điều này cần thể chế, vốn và con người.
Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 15/4, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.
Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể nhiệm kỳ 2022-2025 đã chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ với nhiều dấu ấn.
Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại:

Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: 'Quyết liệt, tận tâm' cho nhiệm kỳ mới

Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại quyết tâm đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập, hướng tới thương mại bền vững trong nhiệm kỳ 2025-2030.
Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên: Phát triển đảng viên song hành với nhiệm vụ chuyên môn

Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên: Phát triển đảng viên song hành với nhiệm vụ chuyên môn

Đại hội Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên nhiệm kỳ 2025 - 2027 xác định công tác phát triển đảng viên phải đi đôi với nhiệm vụ chuyên môn.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Để nâng cao hiệu quả thực thi, Luật sử dụng năng lượng tiết tiết kiệm và hiệu quả được sửa đổi theo hướng tăng chế tài, phân cấp mạnh cho địa phương.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Cùng với chuyển dịch xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem là một trong những trụ cột quan trọng đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
HaUI đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng đại học thông minh

HaUI đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng đại học thông minh

Hiện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đang trên lộ trình hoàn thiện mô hình ‘Đại học thông minh”, tự chủ toàn diện và đi đầu trong xu thế chuyển đổi số.
Tăng trưởng kinh tế năm 2025: 3 nhiệm vụ của ngành Công Thương

Tăng trưởng kinh tế năm 2025: 3 nhiệm vụ của ngành Công Thương

Đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại là 3 nhiệm vụ được đặt ra đối với ngành Công Thương để đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần có chế tài xử lý, bắt buộc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần có chế tài xử lý, bắt buộc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Chiều 10/2 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp lần 1 Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương, EVN đang tích cực triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương: Hạt nhân lãnh đạo ngành

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương: Hạt nhân lãnh đạo ngành

Những thành tựu của ngành Công Thương thời gian qua, đặc biệt trong năm 2024 đều gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương.
Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Đổi mới toàn diện

Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Đổi mới toàn diện

Đảng, Nhà nước tiếp tục định hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp nhằm tạo sức bật tốt cho nền kinh tế bước vào kỷ nguyên mới - tự lực, tự cường.
Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 1: Phát triển nhảy vọt nhờ những quyết sách kịp thời

Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 1: Phát triển nhảy vọt nhờ những quyết sách kịp thời

Đến nay, ngành công nghiệp đã có bước phát triển nhảy vọt về năng lực cạnh tranh toàn cầu; công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực dẫn dắt tăng trưởng.
80 năm thư Bác gửi giới Công Thương Việt Nam: Nguồn cảm hứng cho ngành Công Thương cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

80 năm thư Bác gửi giới Công Thương Việt Nam: Nguồn cảm hứng cho ngành Công Thương cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Báo Cứu quốc số 66, ra ngày 13/10/1945 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới Công Thương Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động