Thứ tư 06/11/2024 00:38

Cơ hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên Amazon

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến “Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cùng Amazon”. Sự kiện mở ra cơ hội để doanh nghiệp trong nước đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vốn là thế mạnh của Việt Nam lên sàn thương mại điện tử Amazon.

Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Quốc Huy - Giám đốc NIC - cho rằng: Thương mại điện tử đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Trong thời gian qua, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh thì thương mại điện tử đã trở thành kênh kinh doanh hữu hiệu, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động.

Cũng theo ông Vũ Quốc Huy, Việt Nam có thế mạnh về hàng thủ công mỹ nghệ với nhiều làng nghề sản xuất truyền thống, nhiều thợ có tay nghề cao. Theo đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ rất cần thiết mà còn giúp cải tiến, thay đổi công nghệ làm hàng thủ công tại Việt Nam.

Thương mại điện tử trở thành kênh kinh doanh hữu hiệu, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch Covid-19

Ông Trần Xuân Thủy - Giám đốc khu vực phía Nam - Amazon GlobalSelling Việt Nam - đánh giá: Thủ công mỹ nghệ được đánh giá là mặt hàng tiềm năng của Việt Nam để phát triển xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua luôn trong nhóm những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Với việc người tiêu dùng tiến hành mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong bối cảnh dịch Covid-19, kênh xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ là một trong những hướng đi mà nhiều doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nên cân nhắc tìm hiểu.

Đặc biệt, để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng cơ hội xuất khẩu thông qua thương mại điện tử, thời gian gần đây Amazon Global Selling Việt Nam đã liên tục phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử, hoạt động này hứa hẹn sẽ góp phần đưa hàng Việt ngày càng vươn xa ra thế giới.

Cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các sàn thương mại điện tử là rất lớn, tuy nhiên theo ông Trần Quý Hiến - Đồng sáng lập Ecomstone Việt Nam, cũng là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử - chia sẻ: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, để chinh phục khách hàng, các sản phẩm khi đăng bán trên thị trường bên cạnh mẫu mã đẹp, tinh tế, cần chú ý đến chất lượng sản phẩm, nên sử dụng vật liệu thân thiện, bền vững với môi trường.

Đặc biệt, sản phẩm không được vi phạm trademark (thương hiệu), vì có một số doanh nghiệp sai lầm khi bán hàng trên Amazon đã sao chép mẫu của các thương hiệu nổi tiếng, khi bị phát hiện sẽ bị khoá tài khoản. Do đó, các doanh nghiệp phải có sự sáng tạo về mẫu mã hoặc kiểm tra kỹ các mẫu đó có vi phạm bản quyền hay không để tránh rủi ro. Bên cạnh đó, sản phẩm cần thiết kế gọn nhẹ, dễ tháo lắp, dễ vận chuyển.

Để các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ thành công trên Amazon, ông Trần Quý Hiến cho rằng, các doanh nghiệp cần kiên trì, liên tục tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng, tăng cường trải nghiệm mua sắm tốt cho khách hàng, xây dựng thương hiệu, chú ý không bán sản phẩm đơn lẻ và đặc biệt là tuân thủ các chính sách từ Amazon.

Hiện Amazon có hơn 185 trung tâm hoàn thiện đơn hàng với hơn 200.000 máy móc vận chuyển tự động có thể giúp người bán hàng vận chuyển sản phẩm tới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây được xem là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu trên Amazon.
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch