Thứ bảy 26/04/2025 10:58

Cơ hội cho doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới mở rộng thị trường

Một bộ tài liệu mới nhất hướng dẫn vận hành thương mại điện tử xuyên biên giới vừa được ra mắt giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tại Trung Quốc và Nhật Bản.

Tập đoàn Federal Express (FedEx) - một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, vừa phát hành hai bộ tài liệu hướng dẫn triển khai thương mại điện tử xuyên biên giới, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hiện đang hoạt động trên thị trường quốc tế tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng tại Trung Quốc và Nhật Bản.

Theo FedEx, Trung Quốc và /chu-de/nhat-ban.topic là những thị trường lớn nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới mạnh mẽ, mang lại cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp SMEs. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài cần hiểu rõ bối cảnh kỹ thuật số, sở thích của người tiêu dùng và nhu cầu logistics đặc thù của từng thị trường để xây dựng mô hình kinh doanh bền vững và phù hợp.

Doanh nghiệp đã tích hợp hoàn toàn hệ sinh thái thương mại điện tử tại Trung Quốc và Nhật Bản, từ đó tận dụng nguồn kinh nghiệm sẵn có để phát triển bộ tài liệu hướng dẫn điện tử (e-book) có thể trực tiếp tải về từ trang website của doanh nghiệp.

Theo đó, mỗi e-book bao gồm các nội dung: Tổng quan bối cảnh thuộc tính địa lý của người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng thương mại điện tử có nhu cầu mở rộng xác định mục tiêu phát triển tại những địa điểm phù hợp, nơi lượng người mua dồi dào.

Cơ hội cho doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới mở rộng thị trường

Bên cạnh đó, là các danh mục sản phẩm quan trọng nhất trên các nền tảng thương mại điện tử, để các doanh nghiệp SME nhanh chóng nắm bắt vị thế của đối thủ cạnh tranh lớn nhất và các lĩnh vực chưa được khai thác.

Ngoài ra, còn có hồ sơ của thị trường thương mại điện tử tại địa phương để các nhà bán hàng có thể cân nhắc tiềm năng khai thác hiệu quả; cũng như thói quen và sở thích của người tiêu dùng để xây dựng các chiến lược tiếp thị như livestreaming, video ngắn và mạng xã hội.

Các ‘mùa mua sắm’ sôi động nhất tại địa phương như Ngày Lễ Tình Nhân, Ngày Độc Thân và Ngày Cặp Đôi ở Trung Quốc, hay kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và Tuần lễ Vàng ở Nhật Bản; lựa chọn và sở thích đối với các hình thức thanh toán và giao hàng của người tiêu dùng cũng được cung cấp đầy đủ tại e-book.

“Tìm kiếm nguồn khách hàng mới ở thị trường quốc tế là một hướng tiếp cận thông minh cho các doanh nghiệp SMEs muốn thúc đẩy tăng trưởng số lượng người tiêu dùng và doanh thu. Các kênh kỹ thuật số góp phần giảm bớt rào cản cho các doanh nghiệp khi gia nhập vào thị trường mới, nhưng những chiến lược kinh doanh tốt nhất cần được dựa trên những hiểu biết sâu sắc về thị trường địa phương. Điều này rất quan trọng trong thương mại điện tử, lĩnh vực có nhiều sự thay đổi nhanh chóng” - bà Kawal Preet, Tổng Giám đốc FedEx Express tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhận xét.

Đồng thời, bà cho biết: “Trung Quốc và Nhật Bản là những thị trường chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Dựa trên kinh nghiệm hoạt động lâu năm tại hai thị trường này, chúng tôi đã xây dựng nền tảng kiến thức về địa phương, một yếu tố quan trọng trong trải nghiệm thương mại điện tử. Công ty cũng tích hợp thêm các nền tảng và quy trình vào tài liệu nhằm cung cấp các thông tin trọn vẹn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, từ đó cung cấp một góc nhìn đặc thù đối với bối cảnh và thông tin mới nhất của địa phương, giúp các nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử vận hành hiệu quả hơn”.

Lê Na
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD