Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Vào cuộc tích cực

Năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,2% so với 2021. Để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững cần sự vào cuộc tích cực từ TW đến địa phương.
Phối hợp thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Lồng ghép các nguồn lực Giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Sơn Động (Bắc Giang)

Các chính sách được ban hành đồng bộ, toàn diện

Nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo… được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, và đã đạt nhiều thành tựu, nổi bật là hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo đã được ban hành khá toàn diện.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Vào cuộc tích cực
Giảm nghèo bền vững cần sự vào cuộc tích cực từ TW đến địa phương (Ảnh minh họa)

Ở cấp Trung ương, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Để triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ các quyết định về tiêu chí huyện nghèo và phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…

Nhằm thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, từ đầu năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí ngân sách để tiếp tục tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các chương trình; phối hợp với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo, thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Trong năm 2022, ngân sách nhà nước đã ưu tiên bố trí khoảng 23.000 tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo như: Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm; về giáo dục, đào tạo, y tế, nhà ở, trợ giúp pháp lý; về văn hóa, thông tin...

Những tháng đầu năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Đồng thời, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Địa phương tích cực vào cuộc

Ngay khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 nhiều địa phương đã tích cực vào cuộc.

Điển hình như tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình, cụ thể hóa Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và các huyện, thành phố để tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Vào cuộc tích cực
Bắc Giang đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh bình quân 1%/năm

Mục tiêu chủ yếu góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Bắc Giang bình quân 1%/năm, riêng tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo Sơn Động giảm từ 4-5%/năm; xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 3,5% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia giai đoạn 2021-2025; không còn hộ nghèo là gia đình người có công với cách mạng; đến năm 2025 giảm từ 40-50% các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn; giảm trên 50% các thôn, bản đặc biệt khó khăn; huyện Sơn Động thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của chương trình và hoàn thành mục tiêu đề ra

Còn tại Lạng Sơn, UBND tỉnh đã có Quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 28/2/2023 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo tỉnh Lạng Sơn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Theo Đề án, thực hiện hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở đối với 2.092 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn 2 huyện nghèo của tỉnh là Văn Quan, Bình Gia.

Tỉnh Lạng Sơn cũng quy định rõ, đối tượng được hỗ trợ nhà ở là hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 18/1/2022.

Tiêu chí được hỗ trợ nhà ở thuộc một trong các trường hợp: Là hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là nền - móng, khung - tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc). Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2. Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức xã hội khác

Với tỉnh miền núi Hà Giang, thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản hướng dẫn của Trung ương; Nghị quyết số 26-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh... Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các huyện, thành phố, ngành được giao kinh phí thực hiện dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, như:

Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo (tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ 2 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.

Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng (tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng).

Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững (tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn; tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững).

Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.

Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin (tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin và tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều).

Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình (tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện chương trình; tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố phân công các cấp, ngành phụ trách và tổ chức thực hiện dự án, tiểu dự đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ được Trung ương và tỉnh quy định trong chương trình; UBND các huyện, thành phố được giao kinh phí thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai, định kỳ tổng hợp báo cáo cơ quan chủ trì quản lý các Dự án, tiểu dự án cấp tỉnh theo quy định của chương trình để tổng hợp báo cáo cơ quan Thường trực các chương trình mục tiêu quốc gia.

Với những nỗ lực từ Trung ương đến địa phương, công tác giảm nghèo trong 2 qua trên cả nước đã đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Tỷ lệ hộ nghèo từ 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) xuống còn 2,23% năm 2021, trung bình mỗi năm giảm 1,27%. Riêng năm 2022, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2% so với cuối năm 2021, đạt mục tiêu đề ra.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin mới nhất

Bộ Nội vụ: Tiến tới trả lương theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ: Tiến tới trả lương theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm.
Hà Nội triển khai phong trào

Hà Nội triển khai phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hà Nội triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm nâng cao kỹ năng số cho người dân, phát triển chính quyền và xã hội số hiệu quả.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế cho rằng, khâu quản lý giám sát thực phẩm phần lớn đã phân cấp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố và các sở y tế.
Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn viện phí cho toàn dân là mục tiêu mà ngành Y tế đang quyết tâm thực hiện.
Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã qua đời tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày.
Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào

Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào 'tầm ngắm' kiểm tra

Tranh cãi lòng se điếu dùng hóa chất, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra nguồn gốc, lấy mẫu kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, đại diện Liên Hợp Quốc mong muốn Đại lễ Vesak 2025 là cơ hội để hướng tới hòa bình và bền vững,
Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn cả nước xảy ra 6.121 vụ tai nạn giao thông. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 28,2%.
Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tọa lạc tại Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh là nơi lưu dấu bước chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác.
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,67 triệu lượt người, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.
PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 lần đầu tiên ghi nhận thành phố Hải Phòng vươn lên đứng đầu với 74,84 điểm.
Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi vào chiều tối và đêm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La, Hoà Bình có nắng nóng.
Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/5/2025, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang có mưa rào, dông rải rác, khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.
Xu hướng

Xu hướng 'tiêu dùng xanh' tạo làn sóng mới trên thị trường

Tiêu dùng xanh đang trở thành làn sóng mới trên thị trường Việt, khi người trẻ và tiểu thương cùng chuyển dịch nhận thức, chủ động thay đổi hành vi mỗi ngày.
‘Giọt hồng yêu thương

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Mới đây, tại Hà Nội, Đức Tín Group đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình hiến máu “Giọt hồng yêu thương 2025”.
Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Không ít doanh nghiệp chân chính bị thiệt hại nặng nề vì những thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng từ những “nấm độc” núp bóng review.
Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tổ chức truyền thống sang mạng lưới đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.
Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Chiếc xe đưa tang đang lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc thì bốc cháy dữ dội.
Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Bộ Nội vụ cho biết, tất cả các tỉnh, thành đã gửi hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính, gồm 23 hồ sơ cấp tỉnh và 63 hồ sơ cấp xã.
Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2025 với tên gọi “Pháp luật với mọi người” diễn ra từ 00h00’ ngày 06/5 đến 23h59 ngày 25/5/2025.
Mobile VerionPhiên bản di động