Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam tháng 1/2024 nhích nhẹ, cho thấy “sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã có dấu hiệu cải thiện.
Việt Nam đã chạm một tay vào ngành sản xuất chip bán dẫn Doanh nghiệp các tỉnh phía Nam đồng loạt ra quân sản xuất đầu năm

Theo báo cáo chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất (PMI) của Việt Nam tháng 1/2024 do S&P Global công bố, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm, cụ thể là 50,3 điểm so với 48,9 điểm của tháng trước.

Đáng lưu ý, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Đơn cử tỉnh Thái Nguyên, ngay từ những ngày đầu năm mới 2024, khí thế sản xuất tại nhiều doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nhộn nhịp để sản xuất những đơn hàng đầu tiên của năm. Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng mới, giá trị lớn. Điều này giúp sản xuất công nghiệp của tỉnh trong tháng 1/2024 tiếp tục duy trì đà chuyển biến tích cực từ những tháng cuối năm 2023, kỳ vọng đà tăng trưởng bứt phá trong những tháng tới.

Coogn nghiệp chế biến chế tạo vẫn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế
“Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện? Ảnh minh họa

So với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2024 của tỉnh ước tăng 4,52% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,66%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 3,94%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 14,29%.

Hay với một số địa phương, so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2024 tăng cao, trong đó có sự đóng góp lớn của ngành công nghiệp chế biến chế tạo như Vĩnh Phúc tăng 31,99%; Bắc Giang tăng tới 57,63%, Phú Thọ tăng 38,8%...

Dữ liệu được Tổng cục Thống kê công bố gần đây cũng ghi nhận tín hiệu tích cực về "sức khỏe" của ngành sản xuất. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2024 ước tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 19,3% so với cùng kỳ, đóng góp 15,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Đóng góp vào sự khởi đầu tích cực của ngành công nghiệp tháng đầu tiên của năm 2024 một trong những yếu tố quan trọng là đơn hàng sản xuất của doanh nghiệp đã bắt đầu sôi động hơn. Ngành dệt may là một điển hình, bước sang năm 2024 đơn hàng sản xuất cho xuất khẩu của doanh nghiệp trong ngành đã bớt khó hơn, thậm chí một số doanh nghiệp như Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đã ký được đơn hàng mới cho 6 tháng đầu năm 2024.

Điều này đã giúp chỉ số sản xuất của ngành dệt may tháng 1/2024 khá khả quan, trong đó dệt tăng 46,2%; sản xuất trang phục tăng 20,9%. Sản phẩm vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 57%; quần áo mặc thường tăng 25,8%...

Tháng 1/2024 là lần đầu tiên ngành sản xuất ghi nhận tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng kể từ tháng 10/2023. Điều này cho thấy, sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện”, báo cáo của S&P Global nhận định.

Cùng với đó, số lượng hàng tồn kho sau sản xuất đã giảm trong tháng 1/2024. Mức giảm này khá lớn và mạnh nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.

Song vấn đề về sự chậm trễ trong khâu vận chuyển góp phần làm kéo dài thời gian giao hàng của nhà cung cấp trong tháng 1, dẫn đến sự suy giảm hiệu suất hoạt động của người bán hàng đầu tiên trong hơn một năm.

Trước những kết quả từ báo cáo, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence – ông Andrew Harker cho rằng, đây là bước khởi đầu đáng khích lệ của năm 2024 cho ngành sản xuất của Việt Nam khi chứng kiến những bước cải thiện tích cực của số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng.

Sự khởi đầu của các ngành sản xuất trong tháng đầu tiên của năm 2024 được đánh giá tích cực, tuy nhiên ở góc độ doanh nghiệp, dấu hiệu này chưa chắc chắn. Nguyên do, các ngành sản xuất của Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu, đồng nghĩa phụ thuộc vào biến động thị trường, trong khi đó diễn biến trên thị trường thế giới chưa thực sự ổn. Đặc biệt, xung đột tại khu vực Biển Đỏ được nhìn nhận có thể khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Do vậy, mỗi doanh nghiệp được khuyến cáo cần tiếp tục đầu tư thiết bị theo chiều sâu, sử dụng thiết bị tự động hóa, số hóa nhiều để sản xuất hàng trị giá cao, tập trung tăng năng suất lao động. Tham gia sâu và xây dựng chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các sự cố trong thương mại, vận chuyển quốc tế và các vấn đề liên quan. Chuẩn bị kế hoạch phản ứng nhanh chóng để giảm thiểu thời gian tác động và hạn chế ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Mong muốn thu hút vốn FDI vào khâu thượng nguồn nhằm tự chủ nguồn nguyên, phụ liệu trong nước của ngành dệt may chưa đạt kỳ vọng.
Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Nhờ triển khai sớm các nội dung, đề án, Trà Vinh đã và đang đảm bảo tiến độ kế hoạch khuyến công của địa phương.
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bộ Công Thương ban hành văn bản về việc gửi hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.
Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Ngày 8/5, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên với chủ đề “Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam”.
Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Ngày 16/5, Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII-năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Được coi là “tài sản quý giá nhất”, trong bất kỳ bối cảnh nào người lao động luôn được doanh nghiệp ngành dệt may cố gắng giữ việc làm, ổn định thu nhập.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó giấy bao bì sản xuất chiếm 86% tổng sản lượng, đứng đầu Đông Nam Á.
Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Những ưu đãi hấp dẫn mới có hiệu lực giúp các địa phương thuận lợi trong thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.
Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa ổn định và thiếu bền vững, do doanh nghiệp khó tiếp cận được đơn hàng lớn và dài hạn.
Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Vướng mắc trong thực hiện trình tự thủ tục đầu tư hạ tầng khiến Quảng Ngãi gặp khó trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Thúc đẩy hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, kết hợp với mua sắm vũ khí, khí tài mới, hiện đại, chuyển giao công nghệ mới...
Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động