Thứ bảy 28/12/2024 18:34

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Sáng 27/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Báo cáo của Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết, năm 2024, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, tuy nhiên không đồng đều giữa các nhóm nền kinh tế. Mức lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm về mức mục tiêu đặt ra. Điều kiện tài chính còn hạn chế nhưng đang được nới lỏng và thương mại hàng hóa toàn cầu cũng phục hồi mạnh so với năm 2023.

Cũng theo lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, khu vực thị trường châu Á, châu Phi tiếp tục giữ vị trí chiến lược với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều ước đạt 519,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng 66,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu sang tất cả các khu vực thị trường đều tăng. Xuất khẩu sang các thị trường chủ lực của Việt Nam trong khu vực cũng phục hồi mạnh mẽ.

Về nhóm hàng xuất khẩu, cấu trúc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang được cải thiện tích cực, với việc giảm hàm lượng xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp. Nhóm nông, thủy sản tăng trưởng ấn tượng 30,4%. Đáng chú ý, rau quả Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế tại các thị trường khó tính như: Trung Quốc và Hàn Quốc, Nhật Bản.

Theo lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, khu vực thị trường châu Á, châu Phi tiếp tục giữ vị trí chiến lược trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh ở hầu hết các mặt hàng đầu vào phục vụ sản xuất và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước tiếp đà hồi phục. Việt Nam tiếp tục nhập siêu 123,9 tỷ USD từ khu vực châu Á, châu Phi trong năm 2024, tập trung vào nhóm mặt hàng tư liệu sản xuất như máy móc, xăng dầu, nguyên phụ liệu (hạt điều thô)... nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tính chung cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực thị trường châu Á, châu Phi đạt 519 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2023.

Trong đó, xuất nhập khẩu với khu vực châu Á ước cả năm 2024 đạt gần 497,3 USD, trong đó xuất khẩu đạt 187,1 tỷ USD, nhập khẩu đạt 310,3 tỷ USD.

Với khu vực châu Phi: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 6,9 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu đạt 3,1 tỷ USD, nhập khẩu đạt 3,8 tỷ USD.

Với khu vực châu Đại Dương: Ước cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 15,4 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu đạt 7,2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 8,2 tỷ USD.

Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin về hội nghị...

Thái Mạnh
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Tin cùng chuyên mục

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam