Thứ năm 26/12/2024 20:46

Chất lượng cam Cao Phong được người tiêu dùng ở Anh đánh giá cao

Chất lượng cam Cao Phong Hòa Bình được người tiêu dùng và các nhà phân phối bán lẻ tại thị trường Anh đánh giá cao.

Trước đó, vào tháng 2, tập đoàn Longdan, nhà nhập khẩu hàng Việt lớn nhất tại Anh, cũng nhập khẩu hơn 5 tấn bưởi đỏ Tân Lạc và 11 tấn bưởi Diễn, đánh dấu sự ra mắt của hai loại quả đặc sản Hòa Bình tại Anh qua đường xuất khẩu chính ngạch.

Nhu cầu của thị trường Anh đối với cam và bưởi, đặc biệt là cam rất lớn, mỗi năm nhập khẩu khoảng 420 tấn cam, trị giá 263 triệu bảng (khoảng 315 triệu USD), phần lớn từ Tây Ban Nha, Nam Phi, Maroc và Ai Cập.

Trong khi đó, hầu hết các loại trái cây tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh như vải, xoài, thanh long… đều gặp khó khăn về bảo quản, xuất khẩu cam và bưởi thuận lợi hơn do đặc điểm của các loại trái cây này, đặc biệt là bưởi, cần thời gian nhất định từ lúc thu hoạch tới lúc sử dụng để có chất lượng tốt.

Để vào thị trường Anh, sản phẩm cam Cao Phong của công ty cổ phần RYB (Hòa Bình) đã đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ, trong đó có yêu cầu phân tích, xét nghiệm bắt buộc gần 900 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật. Sau bưởi đỏ Tân lạc và bưởi Diễn Yên Thủy, cam Cao Phong Hòa Bình lần đầu tiên đã có mặt tại thị trường Anh qua đường xuất khẩu chính ngạch, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm.

Cam Cao Phong được giới thiệu tới người tiêu dùng Anh

Được biết, Tập đoàn Longdan đã nhập khẩu gần 7 tấn cam Cao Phong, số cam này được bày bán tại chuỗi siêu thị Longdan tại London và một số thành phố khác ở Anh, đồng thời được phân phối tới các nhà bán buôn và bán lẻ các sản phẩm Việt Nam và châu Á tại Anh, bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại.

Tại siêu thị Longdan ở Elephant& Castle, khu vực thuộc trung tâm London, khách hàng được mời nếm thử cam Cao Phong và đã đánh giá cao chất lượng của loại cam đặc sản này.

Đại diện tập đoàn Longdan cho biết, so với các giống cam nhập khẩu trên thị trường, cam Cao Phong mọng nước, có hương thơm và vị ngọt vượt trội, khẳng định chất lượng là yếu tố khiến Longdan quyết định nhập khẩu loại cam đặc sản này nhằm quảng bá tới người tiêu dùng Anh các loại hoa quả vùng miền đặc sắc của Việt Nam đồng thời đáp ứng nhu cầu của bà con kiều bào.

Người tiêu dùng tại thị trường Anh cho rằng, cam Cao Phong có vị ngọt hơn nhiều so với các loại cam nhập khẩu khác và bày tỏ mong muốn trong tương lai, Việt Nam sẽ xuất khẩu thêm nhiều loại quả tươi để người tiêu dùng Anh được thưởng thức những sản phẩm chất lượng từ Việt Nam.

Về vấn đề này, đại diện A&J London Ltd, công ty phân phối hàng nông sản tại Anh cho hay, đã có những phản ứng tích cực từ thị trường Anh khi những ngày gần đây công ty liên tiếp nhận được đơn đặt hàng bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn và mới nhất là cam Cao Phong từ các nhà bán lẻ.

Đây là một dấu hiệu khẳng định chất lượng của các loại trái cây đặc sản này, với mức giá cạnh tranh hơn, trái cây Việt Nam có khả năng sẽ giành chỗ đứng trên thị trường Anh cũng như châu Âu.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, lần đầu tiên bưởi Diễn và cam Cao phong xuất khẩu sang thị trường Anh thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt Nam, đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất Global GAP.

Thương vụ Việt Nam tại Anh lưu ý, mặc dù cam Cao Phong và bưởi Diễn có chất lượng vượt trội so với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại tại Anh, yếu tố giá cả là một trong những bài toán các doanh nghiệp Việt Nam cần giải quyết để có thể cạnh tranh và mở rộng thị trường tại Anh.

Thương vụ Việt Nam tại Anh kiến nghị, cam và bưởi Việt Nam là những sản phẩm mới tại thị trường Anh, vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu cần có chiến lược marketing, đặc biệt là digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) để giới thiệu các loại trái cây đặc sản này tới người tiêu dùng Anh.

Trước đó, đầu tháng 1/2023, lô hàng cam Cao Phong với số lượng gần 7 tấn lần đầu tiên được xuất khẩu sang Vương quốc Anh. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sau hơn 40 năm (từ năm 1980), cam Cao Phong lại vươn ra thị trường thế giới.

Như vậy, sau 8 năm được cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, hiện sản phẩm cam Cao Phong đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng, có vị thế tại thị trường trong nước. Quan trọng hơn, sau thời gian hợp tác hiệu quả giữa Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh với các cơ quan chuyên môn của huyện cũng như các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, sản phẩm cam Cao Phong đã có cơ hội vươn ra thị trường thế giới.

Được biết, trong khoảng 2 năm, bắt đầu từ những lô sản phẩm mía ăn tươi, măng sơ chế và chế biến đến nhãn Sơn Thủy, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn Yên Thủy, cam Cao Phong... nối tiếp nhau lần lượt "xuất ngoại”. Những nông sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình đã dần xây dựng được thương hiệu và khẳng định chỗ đứng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường quốc tế.

Nhằm góp phần nâng cao giá trị nông sản, phát huy những thành quả về xuất khẩu, tỉnh Hòa Bình tiếp tục tập trung vào sản xuất an toàn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa; hỗ trợ chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ); đẩy mạnh cấp, giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và cấp chứng chỉ FSC; kết nối giữa doanh nghiệp sơ chế, chế biến với các vùng sản xuất tập trung; quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản ở trong và ngoài nước.

Cùng với đó, tỉnh Hòa Bình ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Hiện nay, tỉnh hòa Bình đã có 6 doanh nghiệp có sản phẩm sơ chế, chế biến xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức. Tổng khối lượng sản phẩm sơ chế, chế biến xuất khẩu của 6 doanh nghiệp trong năm 2022 gần 23.849 tấn, tăng 30,95% so với năm 2021; giá trị xuất khẩu đạt 514,3 tỷ đồng, tăng 103% so với năm 2021.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Anh

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần hàng Việt ‘Made in Vietnam 2024’

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành thiết bị làm bánh tại Việt Nam

Khai mạc Tuần lễ kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm ngành lương thực thực phẩm

Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Hà Nội: Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU

Xúc tiến, quảng bá nông sản Yên Bái tại Hà Nội

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng mà trở thành điều kiện tiên quyết

Khai mạc Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024

Chủ tịch chuỗi gần 150 siêu thị thực phẩm Nhật Bản đến Đà Nẵng tìm nguồn hàng

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt Nam hút khách châu Âu