Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số: Huy động sức mạnh của toàn xã hội

Để Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt hiệu quả cần huy động sức mạnh của toàn xã hội.
Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều chương trình, chính sách hướng tới đồng bào dân tộc thiểu số

Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước Việt Nam trong vấn đề dân tộc là dành những điều kiện ưu đãi cho các dân tộc thiểu số để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ, từ đó hỗ trợ họ thực hiện quyền bình đẳng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Từ chủ trương đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều Chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng tập trung các dân tộc ít người, trong đó tiêu biểu như các Chương trình hành động 122 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (Khoá IX) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân tộc; Chương trình 135 về phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa; các chính sách và chương trình ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất và đất ở (Quyết định 132); hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào nghèo thuộc dân tộc ít người (Quyết định 134); xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm (Chương trình 135); ưu đãi thuế nông nghiệp và thuế lưu thông hàng hoá, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, trợ giá các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc như muối ăn, thuốc chữa bệnh, phân bón, giấy viết…

Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Đề án tổng thể và phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình). Mục tiêu của Chương trình là giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; cải thiện đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đảm bảo hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Triển khai Chương trình, từ đầu năm 2022 đến thời điểm hiện tại, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (Ban Chỉ đạo Trung ương) đã ban hành 11 Nghị quyết, 2 Chỉ thị, 5 Công điện, 4 Thông báo kết luận và nhiều văn bản chỉ đạo khác; tổ chức 6 Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương; tổ chức 3 Đoàn khảo sát và 3 Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 2/2023 để nắm bắt tình hình, đôn đốc tiến độ thực hiện 3 Chương trình và đề xuất, thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở các địa phương.

Đến nay, Trung ương đã ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống cơ chế, chính sách khung để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với 71/73 văn bản; 2 văn bản còn lại đang được các Bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ bản hoàn thành trong Quý I/2023.

“Đọc sách phải được rèn luyện thành thói quen như cơm ăn, nước uống” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh căn dặn các em học sinh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có độ bao phủ rất rộng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, cho đến nay, hệ thống chính sách dân tộc được ban hành khá đầy đủ, bao phủ toàn diện các lĩnh vực, nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Các chương trình đã đem lại những hiệu quả tích cực về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta.

Đáng chú ý, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có độ bao phủ rất rộng, với 10 dự án, 14 tiểu dự án hợp phần được triển khai tại những địa bàn hết sức rộng, đến tận thôn bản, đến hộ gia đình và từng người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đặc biệt của 51 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Để triển khai được Chương trình, cần có sự phối hợp, sự quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện của 14 bộ ban, ngành Trung ương; sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành ở địa phương.

Khắc phục những hạn chế

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, qua quá trình khảo sát thực tiễn Chương trình tại 3 vùng của cả nước thời gian qua đã có trên 200 ý kiến về những vấn đề còn tồn tại, khó khăn vướng mắc, kể cả về thể chế, cơ chế từ Trung ương; đồng thời có cả những nội dung có liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương. Bên cạnh đó, cũng còn những vấn đề liên quan đến công tác phối hợp, kiểm tra giám sát, hệ thống thông tin báo cáo, quá trình tổ chức triển khai tại địa bàn cơ sở, nhận thức của người dân.

Về hệ thống cơ chế, các bộ, ngành đã ban hành hệ thống cơ chế tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn một số bộ, ngành chưa hoàn thiện việc ban hành văn bản hướng dẫn, làm cản trở phân bổ vốn, cũng như tổ chức triển khai ở địa phương.

“Một số văn bản hướng dẫn đã được ban hành sớm, nhưng quá trình tổ chức thực hiện, phát hiện còn có những chồng chéo, bất cập, mâu thuẫn lẫn nhau, cần được tháo gỡ, điều chỉnh để đồng bộ hóa trong thời gian sớm nhất” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thông tin.

Bên cạnh đó, địa bàn thực hiện Chương trình rất rộng, chủ yếu là những nơi có tỉ lệ đất rừng rất cao, trong khi nhiều công trình có liên quan đến đất ruộng, nên quá trình tổ chức thực hiện cũng còn vướng một số quy định pháp luật liên quan.

Đơn cử như Luật Lâm nghiệp quy định việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Tương tự, khi chuyển đổi sử dụng đất ruộng thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đất đai. Khi làm một ngôi nhà, con đường hay công trình nào đó liên quan đến rừng và đất ruộng thì phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định… làm chậm quá trình tổ chức triển khai ở địa phương.

Mặc dù thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt việc phân cấp gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, nhưng quá trình kiểm tra cho thấy cần tiếp tục rà soát lại để đảm bảo những gì địa phương có thể làm được thì phân cấp tối đa cho địa phương, giúp các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình kịp thời, hiệu quả.

Những người phụ nữ dân tộc Chăm góp phần lưu giữ những nét đẹp truyền thống của làng nghề gốm Bàu Trúc (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận)
Các địa phương cần tập trung chủ động bằng khả năng cao nhất của mình để huy động nguồn lực, sức người cho Chương trình

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, một vấn đề nữa nổi lên là công tác phối hợp, không chỉ giữa cá bộ, ngành Trung ương trong việc vừa hướng dẫn, vừa tổ chức triển khai. Ở các địa phương, theo phân cấp, rất nhiều sở, ban, ngành sẽ phụ trách một dự án, hoặc tiểu dự án, hoặc một nội dung trong tiểu dự án, nên việc thống nhất, phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện, bảo đảm đồng bộ là vấn đề lớn, nếu không có sự phối hợp này thì việc triển khai khó thông suốt, đúng quy định.

Ngoài ra, Chương trình được triển khai song song cùng với 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia khác nên có sự trùng về địa bàn, khu vực, đối tượng, đặt ra vấn đề phối hợp lồng ghép về nguồn vốn, cũng như quá trình tổ chức thực hiện.

“Ba chương trình thì được bố trí nguồn lực tương đối riêng biệt và có sự hướng dẫn tương đối riêng biệt, nên việc lồng ghép cần được tính toán hết sức hợp lý để giải quyết những vấn đề thiết yếu nhất cho người dân, qua đó vừa đạt được mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, vừa đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho hay.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, nội dung lồng ghép bao gồm công tác chỉ đạo, điều phối, điều hành, phân bổ vốn, lồng ghép nguồn vốn để thực hiện sao cho có hiệu quả là những vấn đề ở địa phương trăn trở và cũng mong muốn có sự hướng dẫn nhất định, cụ thể từ Trung ương để làm cơ sở cho địa phương tổ chức triển khai.

Đối với việc phân bổ vốn từ ngân sách Trung ương, các địa phương phản ánh phân bổ vốn đầu tư công không có vướng mắc, nhưng đối với vốn sự nghiệp, theo quy định, các địa phương phải bố trí, cân đối ngân từ ngân sách địa phương một khoản kinh phí nhất định để đối ứng với ngân sách Trung ương. Các địa phương mong mỏi bằng cách nào đó, Trung ương dự kiến phân bổ vốn sự nghiệp theo giai đoạn để địa phương chủ động hơn trong việc chuẩn bị nguồn lực đối ứng cho giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, Trung ương đã tháo gỡ bằng cách phân bổ vốn đầu tư công năm 2023 cho các địa phương. Đến nay, các địa phương cũng đã cơ bản phân bổ vốn số vốn này.

Huy động sức mạnh của toàn xã hội

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, trong thời gian tới, các cơ quan Trung ương sẽ phải tập trung giải quyết hết những vướng mắc, trong đó tập trung ưu tiên những nhóm nhiệm vụ:

Thứ nhất, đối với những văn bản hướng dẫn chưa được ban hành, các bộ, ngành cần có sự phối hợp hết sức chặt chẽ, nhất là trách nhiệm của các cơ quan chủ quản chương trình, dự án, hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn; khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, hoặc trình cấp có thẩm quyền để quyết định những vấn đề để tháo gỡ về mặt cơ chế ngay trong quý I/2023, làm cơ sở cho các địa phương phân bổ vốn, tổ chức triển khai.

Thứ hai, đối với nhóm các văn bản hướng dẫn đã được ban hành nhưng còn vướng mắc, chưa thống nhất, còn chồng chéo, hoặc mâu thuẫn… thì tập trung rà soát, đối chiếu với các quy định pháp luật để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất cho các địa phương có căn cứ tổ chức triển khai thuận lợi.

Thứ ba, công tác phân cấp cần được rà soát một cách đầy đủ để đảm bảo việc phân cấp tối đa cho các địa phương chủ động triển khai.

Thứ tư, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó Bộ Kế hoạch Đầu tư là cơ quan thường trực, Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ quản Chương trình.

Ở cấp địa phương, các ban chỉ đạo cần định kỳ họp, kiểm soát đánh giá tình hình, tiến độ triển khai, đặc biệt tập trung vào chỉ đạo sự phối hợp giữa các sở, ngành, giữa các sở, ngành với các địa phương.

Việc phối hợp không chỉ bao gồm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, mà còn để lắng nghe ý kiến, phát hiện những vấn đề phát sinh từ thực tiễn để chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời, không để tồn tại lâu, gây cản trở trong quá trình thực hiện.

Thứ năm, cần sớm xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra ở tất cả các cấp, trong đó cấp Trung ương có kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, còn cấp địa phương thì xây dựng kế hoạch cấp trên giám sát cấp dưới và giám sát nhau để trong quá trình thực hiện Chương trình.

Thứ sáu, các địa phương cần tập trung chủ động bằng khả năng cao nhất của mình để huy động nguồn lực, sức người cho Chương trình, bởi nhu cầu vốn cho Chương trình rất lớn, trong khi ngân sách Trung ương còn có hạn.

Cùng với đó, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan truyền thông trong tuyên truyền, vận động người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong thực hiện Chương trình nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm tin tưởng Chương trình sẽ được triển khai thành công nếu những biện pháp tổng thể trên được tất cả các cơ quan, bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và thống nhất.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Trong năm 2023, Chính phủ sẽ tổ chức đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Chương trình để lắng nghe ý kiến địa phương, các vùng trên cả nước, tạo cơ sở cho việc thiết kế chính sách phù hợp cho giai đoạn tới.
Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Chính quyền địa phương nói gì vụ du khách bị mắc kẹt ở Quan Lạn?

Quảng Ninh: Chính quyền địa phương nói gì vụ du khách bị mắc kẹt ở Quan Lạn?

Lãnh đạo xã Quan Lạn (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết, đến trưa nay (29/4), toàn bộ khách du lịch trên 2 con tàu mắc kẹt trên biển đã được đưa lên đảo.
Hà Nội: Vụ cháy nhà 4 tầng trên phố Nguyễn Thị Định không có thương vong

Hà Nội: Vụ cháy nhà 4 tầng trên phố Nguyễn Thị Định không có thương vong

Một căn nhà trên phố Nguyễn Thị Định (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ xảy ra cháy lớn. Rất may, không có thương vong.
Thăm chiến khu rừng Sác, tự hào về chiến sĩ đặc công T10

Thăm chiến khu rừng Sác, tự hào về chiến sĩ đặc công T10

Chiến khu rừng Sác - căn cứ địa cách mạng quan trọng của bộ đội trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước…
Hai đơn vị Công đoàn Công Thương Việt Nam tham gia sân chơi “Giờ thứ 9” mùa 3

Hai đơn vị Công đoàn Công Thương Việt Nam tham gia sân chơi “Giờ thứ 9” mùa 3

Người lao động Công ty Cồ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thương mại sẽ tham gia "Giờ thứ 9" mùa 3.
Thế hệ trẻ và niềm tự hào về chiến thắng 30/4

Thế hệ trẻ và niềm tự hào về chiến thắng 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 - bản hùng ca của dân tộc cách đây 49 năm có ý nghĩa thế nào với thế hệ trẻ hôm nay? Cùng Báo Công Thương lắng nghe những suy nghĩ của họ!

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay ngày 29/4/2024: Cả nước nắng nóng, lập đỉnh trên 42 độ

Thời tiết hôm nay ngày 29/4/2024: Cả nước nắng nóng, lập đỉnh trên 42 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 29/4/2024: Ba miền Bắc, Trung, Nam tiếp tục nắng nòng gay gắt, khu vực Tây Bắc và Trung Bộ lập đỉnh trên 42 độ.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 29/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi, biển động

Dự báo thời tiết biển hôm nay 29/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi, biển động

Thời tiết biển hôm nay 29/4/2024, Bắc Biển Đông mưa rào và dông rải rác ở phía Đông Bắc. Gió Nam đến Tây Nam cấp 4-5; phía Tây cấp 6, giật cấp 7, biển động.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/4/2024: Hà Nội nắng nóng đặc biệt gay gắt

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/4/2024: Hà Nội nắng nóng đặc biệt gay gắt

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/4/2024, Hà Nội ít mây, không mưa, ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt.
TP. Hồ Chí Minh: Cháy lớn ở cửa hàng điện máy tại Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP. Hồ Chí Minh: Cháy lớn ở cửa hàng điện máy tại Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại cửa hàng điện máy tại số 140 Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh vào tối nay, nhiều tài sản bị thiêu rụi.
Hàng trăm chiếc xe đạp được trao cho học sinh nghèo vượt khó Đà Bắc, Hoà Bình

Hàng trăm chiếc xe đạp được trao cho học sinh nghèo vượt khó Đà Bắc, Hoà Bình

Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc cùng các đơn vị tài trợ đã trao tặng 200 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo vượt khó tại Đà Bắc, Hoà Bình.
Những "địa chỉ đỏ" trong lòng đô thị ở TP. Hồ Chí Minh

Những "địa chỉ đỏ" trong lòng đô thị ở TP. Hồ Chí Minh

Đã 49 năm sau ngày đất nước thống nhất nhưng trong lòng đô thị TP. Hồ Chí Minh những "địa chỉ đỏ" - nơi ghi dấu một thời đấu tranh kiên trung vẫn được gìn giữ.
3 kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển khoa học – công nghệ

3 kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển khoa học – công nghệ

Công đoàn Viện máy và Dụng cụ Công nghiệp đã có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển khoa học, góp phần vào thành công chung của đơn vị.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh: Nơi gửi những thông điệp hòa bình đến với thế giới

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh: Nơi gửi những thông điệp hòa bình đến với thế giới

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã trở thành điểm đến của nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế.
Nhiều điểm du lịch ở Hà Nội chật kín du khách dịp Lễ 30/4 - 1/5

Nhiều điểm du lịch ở Hà Nội chật kín du khách dịp Lễ 30/4 - 1/5

Các điểm thu hút đông du khách nhất vẫn là các tuyến phố cổ, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hoàng thành Thăng Long.
Tiktoker xe lăn tái xuất, xin lỗi chủ quán phở và nộp phạt 5 triệu đồng

Tiktoker xe lăn tái xuất, xin lỗi chủ quán phở và nộp phạt 5 triệu đồng

Nam Tiktoker VML thừa nhận chủ quán không có những lời nói mang tính xúc phạm người khuyết tật như anh chia sẻ trên mạng xã hội.
Quảng Ninh: Lực lượng chức năng xuyên đêm bảo đảm an ninh trật tự kỳ nghỉ lễ

Quảng Ninh: Lực lượng chức năng xuyên đêm bảo đảm an ninh trật tự kỳ nghỉ lễ

Tỉnh Quảng Ninh đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát... để đảm bảo công tác an ninh trật tự tại điểm diễn ra sự kiện Carnaval và các lễ hội dịp 30/4 – 1/5.
Ngày đầu nghỉ lễ, sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón gần 210.000 khách

Ngày đầu nghỉ lễ, sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón gần 210.000 khách

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã đón gần 210.000 hành khách đi lại bằng đường hàng không trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 – 1/5.
Thời tiết hôm nay ngày 28/4/2024: Cả nước duy trì nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay ngày 28/4/2024: Cả nước duy trì nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 28/4/2024: Ba miền Bắc, Trung, Nam duy trì hình thái nắng nòng gay gắt, nhiều nơi đạt ngưỡng nhiệt trên 41 độ.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/4/2024: Không mưa, ngày nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/4/2024: Không mưa, ngày nắng nóng gay gắt

Thời tiết biển hôm nay 28/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ không mưa. Gió Nam cấp 5, cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Sóng cao 1,0-2,0m. Ngày nắng nóng gay gắt.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/4/2024, Hà Nội ít mây, ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông

Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo (Campuchia) thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.
Về Tỉn Keo, nơi khởi phát Chiến dịch Điện Biên Phủ

Về Tỉn Keo, nơi khởi phát Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong quần thể di tích ATK Định Hóa, đồi Tỉn Keo được coi là trung tâm của căn cứ kháng chiến, gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Nắng nóng gay gắt diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là khu vực Bắc, Trung và Nam Bộ, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
Ninh Thuận khai trương phố đi bộ tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm

Ninh Thuận khai trương phố đi bộ tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm

Tối 27/4, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ khai trương Tuyến phố đi bộ trên địa bàn TP. Phan Rang - Tháp Chàm, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam.
Bộ Công an xây dựng dự án sân bay ở Bắc Ninh

Bộ Công an xây dựng dự án sân bay ở Bắc Ninh

Bộ Công an đang triển khai xây dựng dự án sân bay ở Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh để phục vụ hoạt động của đơn vị không quân Công an nhân dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động