Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số: Huy động sức mạnh của toàn xã hội

Để Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt hiệu quả cần huy động sức mạnh của toàn xã hội.
Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều chương trình, chính sách hướng tới đồng bào dân tộc thiểu số

Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước Việt Nam trong vấn đề dân tộc là dành những điều kiện ưu đãi cho các dân tộc thiểu số để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ, từ đó hỗ trợ họ thực hiện quyền bình đẳng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Từ chủ trương đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều Chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng tập trung các dân tộc ít người, trong đó tiêu biểu như các Chương trình hành động 122 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (Khoá IX) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân tộc; Chương trình 135 về phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa; các chính sách và chương trình ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất và đất ở (Quyết định 132); hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào nghèo thuộc dân tộc ít người (Quyết định 134); xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm (Chương trình 135); ưu đãi thuế nông nghiệp và thuế lưu thông hàng hoá, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, trợ giá các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc như muối ăn, thuốc chữa bệnh, phân bón, giấy viết…

Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Đề án tổng thể và phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình). Mục tiêu của Chương trình là giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; cải thiện đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đảm bảo hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Triển khai Chương trình, từ đầu năm 2022 đến thời điểm hiện tại, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (Ban Chỉ đạo Trung ương) đã ban hành 11 Nghị quyết, 2 Chỉ thị, 5 Công điện, 4 Thông báo kết luận và nhiều văn bản chỉ đạo khác; tổ chức 6 Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương; tổ chức 3 Đoàn khảo sát và 3 Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 2/2023 để nắm bắt tình hình, đôn đốc tiến độ thực hiện 3 Chương trình và đề xuất, thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở các địa phương.

Đến nay, Trung ương đã ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống cơ chế, chính sách khung để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với 71/73 văn bản; 2 văn bản còn lại đang được các Bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ bản hoàn thành trong Quý I/2023.

“Đọc sách phải được rèn luyện thành thói quen như cơm ăn, nước uống” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh căn dặn các em học sinh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có độ bao phủ rất rộng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, cho đến nay, hệ thống chính sách dân tộc được ban hành khá đầy đủ, bao phủ toàn diện các lĩnh vực, nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Các chương trình đã đem lại những hiệu quả tích cực về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta.

Đáng chú ý, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có độ bao phủ rất rộng, với 10 dự án, 14 tiểu dự án hợp phần được triển khai tại những địa bàn hết sức rộng, đến tận thôn bản, đến hộ gia đình và từng người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đặc biệt của 51 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Để triển khai được Chương trình, cần có sự phối hợp, sự quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện của 14 bộ ban, ngành Trung ương; sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành ở địa phương.

Khắc phục những hạn chế

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, qua quá trình khảo sát thực tiễn Chương trình tại 3 vùng của cả nước thời gian qua đã có trên 200 ý kiến về những vấn đề còn tồn tại, khó khăn vướng mắc, kể cả về thể chế, cơ chế từ Trung ương; đồng thời có cả những nội dung có liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương. Bên cạnh đó, cũng còn những vấn đề liên quan đến công tác phối hợp, kiểm tra giám sát, hệ thống thông tin báo cáo, quá trình tổ chức triển khai tại địa bàn cơ sở, nhận thức của người dân.

Về hệ thống cơ chế, các bộ, ngành đã ban hành hệ thống cơ chế tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn một số bộ, ngành chưa hoàn thiện việc ban hành văn bản hướng dẫn, làm cản trở phân bổ vốn, cũng như tổ chức triển khai ở địa phương.

“Một số văn bản hướng dẫn đã được ban hành sớm, nhưng quá trình tổ chức thực hiện, phát hiện còn có những chồng chéo, bất cập, mâu thuẫn lẫn nhau, cần được tháo gỡ, điều chỉnh để đồng bộ hóa trong thời gian sớm nhất” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thông tin.

Bên cạnh đó, địa bàn thực hiện Chương trình rất rộng, chủ yếu là những nơi có tỉ lệ đất rừng rất cao, trong khi nhiều công trình có liên quan đến đất ruộng, nên quá trình tổ chức thực hiện cũng còn vướng một số quy định pháp luật liên quan.

Đơn cử như Luật Lâm nghiệp quy định việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Tương tự, khi chuyển đổi sử dụng đất ruộng thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đất đai. Khi làm một ngôi nhà, con đường hay công trình nào đó liên quan đến rừng và đất ruộng thì phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định… làm chậm quá trình tổ chức triển khai ở địa phương.

Mặc dù thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt việc phân cấp gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, nhưng quá trình kiểm tra cho thấy cần tiếp tục rà soát lại để đảm bảo những gì địa phương có thể làm được thì phân cấp tối đa cho địa phương, giúp các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình kịp thời, hiệu quả.

Những người phụ nữ dân tộc Chăm góp phần lưu giữ những nét đẹp truyền thống của làng nghề gốm Bàu Trúc (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận)
Các địa phương cần tập trung chủ động bằng khả năng cao nhất của mình để huy động nguồn lực, sức người cho Chương trình

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, một vấn đề nữa nổi lên là công tác phối hợp, không chỉ giữa cá bộ, ngành Trung ương trong việc vừa hướng dẫn, vừa tổ chức triển khai. Ở các địa phương, theo phân cấp, rất nhiều sở, ban, ngành sẽ phụ trách một dự án, hoặc tiểu dự án, hoặc một nội dung trong tiểu dự án, nên việc thống nhất, phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện, bảo đảm đồng bộ là vấn đề lớn, nếu không có sự phối hợp này thì việc triển khai khó thông suốt, đúng quy định.

Ngoài ra, Chương trình được triển khai song song cùng với 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia khác nên có sự trùng về địa bàn, khu vực, đối tượng, đặt ra vấn đề phối hợp lồng ghép về nguồn vốn, cũng như quá trình tổ chức thực hiện.

“Ba chương trình thì được bố trí nguồn lực tương đối riêng biệt và có sự hướng dẫn tương đối riêng biệt, nên việc lồng ghép cần được tính toán hết sức hợp lý để giải quyết những vấn đề thiết yếu nhất cho người dân, qua đó vừa đạt được mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, vừa đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho hay.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, nội dung lồng ghép bao gồm công tác chỉ đạo, điều phối, điều hành, phân bổ vốn, lồng ghép nguồn vốn để thực hiện sao cho có hiệu quả là những vấn đề ở địa phương trăn trở và cũng mong muốn có sự hướng dẫn nhất định, cụ thể từ Trung ương để làm cơ sở cho địa phương tổ chức triển khai.

Đối với việc phân bổ vốn từ ngân sách Trung ương, các địa phương phản ánh phân bổ vốn đầu tư công không có vướng mắc, nhưng đối với vốn sự nghiệp, theo quy định, các địa phương phải bố trí, cân đối ngân từ ngân sách địa phương một khoản kinh phí nhất định để đối ứng với ngân sách Trung ương. Các địa phương mong mỏi bằng cách nào đó, Trung ương dự kiến phân bổ vốn sự nghiệp theo giai đoạn để địa phương chủ động hơn trong việc chuẩn bị nguồn lực đối ứng cho giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, Trung ương đã tháo gỡ bằng cách phân bổ vốn đầu tư công năm 2023 cho các địa phương. Đến nay, các địa phương cũng đã cơ bản phân bổ vốn số vốn này.

Huy động sức mạnh của toàn xã hội

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, trong thời gian tới, các cơ quan Trung ương sẽ phải tập trung giải quyết hết những vướng mắc, trong đó tập trung ưu tiên những nhóm nhiệm vụ:

Thứ nhất, đối với những văn bản hướng dẫn chưa được ban hành, các bộ, ngành cần có sự phối hợp hết sức chặt chẽ, nhất là trách nhiệm của các cơ quan chủ quản chương trình, dự án, hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn; khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, hoặc trình cấp có thẩm quyền để quyết định những vấn đề để tháo gỡ về mặt cơ chế ngay trong quý I/2023, làm cơ sở cho các địa phương phân bổ vốn, tổ chức triển khai.

Thứ hai, đối với nhóm các văn bản hướng dẫn đã được ban hành nhưng còn vướng mắc, chưa thống nhất, còn chồng chéo, hoặc mâu thuẫn… thì tập trung rà soát, đối chiếu với các quy định pháp luật để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất cho các địa phương có căn cứ tổ chức triển khai thuận lợi.

Thứ ba, công tác phân cấp cần được rà soát một cách đầy đủ để đảm bảo việc phân cấp tối đa cho các địa phương chủ động triển khai.

Thứ tư, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó Bộ Kế hoạch Đầu tư là cơ quan thường trực, Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ quản Chương trình.

Ở cấp địa phương, các ban chỉ đạo cần định kỳ họp, kiểm soát đánh giá tình hình, tiến độ triển khai, đặc biệt tập trung vào chỉ đạo sự phối hợp giữa các sở, ngành, giữa các sở, ngành với các địa phương.

Việc phối hợp không chỉ bao gồm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, mà còn để lắng nghe ý kiến, phát hiện những vấn đề phát sinh từ thực tiễn để chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời, không để tồn tại lâu, gây cản trở trong quá trình thực hiện.

Thứ năm, cần sớm xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra ở tất cả các cấp, trong đó cấp Trung ương có kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, còn cấp địa phương thì xây dựng kế hoạch cấp trên giám sát cấp dưới và giám sát nhau để trong quá trình thực hiện Chương trình.

Thứ sáu, các địa phương cần tập trung chủ động bằng khả năng cao nhất của mình để huy động nguồn lực, sức người cho Chương trình, bởi nhu cầu vốn cho Chương trình rất lớn, trong khi ngân sách Trung ương còn có hạn.

Cùng với đó, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan truyền thông trong tuyên truyền, vận động người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong thực hiện Chương trình nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm tin tưởng Chương trình sẽ được triển khai thành công nếu những biện pháp tổng thể trên được tất cả các cơ quan, bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và thống nhất.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Trong năm 2023, Chính phủ sẽ tổ chức đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Chương trình để lắng nghe ý kiến địa phương, các vùng trên cả nước, tạo cơ sở cho việc thiết kế chính sách phù hợp cho giai đoạn tới.
Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Sau khi đi dã ngoại, nhiều học sinh tiểu học nghi ngộ độc thực phẩm

Hà Nội: Sau khi đi dã ngoại, nhiều học sinh tiểu học nghi ngộ độc thực phẩm

Sau khi đi dã ngoại về, 56 em học sinh Trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nghi ngộ độc thực phẩm.
Kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 101/TB-VPCP ngày 28/3/2023 về việc xử lý sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.
Luật Đất đai (sửa đổi) cần cụ thể hóa vấn đề nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc

Luật Đất đai (sửa đổi) cần cụ thể hóa vấn đề nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc

Ủy ban Dân tộc đề nghị thực hiện hiệu quả chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Ban hành quy chế giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Ban hành quy chế giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện kê khai giá

Danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện kê khai giá

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa thông báo danh mục thực phẩm chức năng phải kê khai giá. Đây là các sản phẩm dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Tin cùng chuyên mục

Công an tỉnh Bình Dương: Phong tỏa Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 61- 09D

Công an tỉnh Bình Dương: Phong tỏa Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 61- 09D

Ngày 28/3, Công an tỉnh Bình Dương đã kiểm tra, đưa một số người trong Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 61- 09D về trụ sở làm việc.
Tâm thư của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi Thống đốc Ngân hàng nhà nước đề cập gì?

Tâm thư của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi Thống đốc Ngân hàng nhà nước đề cập gì?

Trước bối cảnh sức sản xuất của người chăn nuôi đang bị bào mòn, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi tâm thư đến Thống đốc Ngân hàng nhà nước đề nghị tiếp sức.
Lúa mì biến đổi gen chịu hạn ngày càng được chấp thuận tại nhiều quốc gia

Lúa mì biến đổi gen chịu hạn ngày càng được chấp thuận tại nhiều quốc gia

Sau nhiều thập kỷ nhường chỗ cho ngô và đậu tương, lúa mì biến đổi gen, chỉnh sửa gen đã tham gia cuộc đua với nhiều nghiên cứu và phát triển nổi bật.
Hơn 7.000 bài dự thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” 2022-2023

Hơn 7.000 bài dự thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” 2022-2023

Honda Việt Nam phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT và Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức Lễ trao giải cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai".
Hỗ trợ quản lý giúp cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam

Hỗ trợ quản lý giúp cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam

Ngày 28/3, tại Hà Nội đã tổng kết Dự án “Các phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường nhằm cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam” (SafePORK).
Tăng cường kiểm soát an toàn lao động và bảo vệ môi trường ngành Công Thương

Tăng cường kiểm soát an toàn lao động và bảo vệ môi trường ngành Công Thương

Ngày 28/3 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo An toàn lao động và bảo vệ môi trường ngành Công Thương.
Cần Thơ: Nhận quyết định bổ nhiệm Chánh văn phòng nhưng xin chưa thi hành

Cần Thơ: Nhận quyết định bổ nhiệm Chánh văn phòng nhưng xin chưa thi hành

Tòa án Nhân dân TP. Cần Thơ công bố quyết định bổ nhiệm bà Hồ Thị Tuyết Phương với chức Chánh Văn phòng nhưng bà Phương xin chưa thi hành.
Đắk Lắk: Một cá thể voi nhà 49 năm tuổi chết do già yếu

Đắk Lắk: Một cá thể voi nhà 49 năm tuổi chết do già yếu

Cá thể voi nhà giống cái, 49 năm tuổi thuộc Khu du lịch sinh thái Bản Đôn - Ánh Dương (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) vừa bị chết vì già yếu.
Ngành chè: Lợi ích lớn nhờ sản xuất sạch

Ngành chè: Lợi ích lớn nhờ sản xuất sạch

Sản xuất sạch giúp ngăn ngừa giảm thiểu chất thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên là cách để DN sản xuất chè tiết giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh.
Quảng Ngãi: Ô tô khách lao xuống ruộng, tài xế tử vong, nhiều người bị thương

Quảng Ngãi: Ô tô khách lao xuống ruộng, tài xế tử vong, nhiều người bị thương

Vụ tai nạn xảy ra trên Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Đức Chánh (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) khiến tài xế ô tô khách tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương.
Buộc tiêu hủy 11 lô thuốc trị đau lưng

Buộc tiêu hủy 11 lô thuốc trị đau lưng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định buộc tiêu hủy 11 lô thuốc Myomethol nhập khẩu từ Thái Lan do kém chất lượng.
Lâm Đồng: 14 học sinh nhập viện vì ăn quả cây ngô đồng

Lâm Đồng: 14 học sinh nhập viện vì ăn quả cây ngô đồng

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận 14 học sinh nhập viện có triệu chứng rối loạn tiêu hóa do ăn quả cây ngô đồng.
Dạy trẻ thói quen tiết kiệm điện qua cuộc thi trực tuyến

Dạy trẻ thói quen tiết kiệm điện qua cuộc thi trực tuyến

Ngành điện miền Trung đã đưa nội dung tiết kiệm điện vào cuộc thi trực tuyến để trẻ nâng cao tính tự giác trong sử dụng tiết kiệm điện.
Thử nghiệm khai thác mô hình A-CDM tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất

Thử nghiệm khai thác mô hình A-CDM tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất

Cục Hàng không vừa chấp thuận Kế hoạch thử nghiệm khai thác mô hình phối hợp ra quyết định (A-CDM) tại sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất
Tập đoàn bán lẻ Nhật hỗ trợ phát triển nhân sự ngành bán lẻ Việt Nam

Tập đoàn bán lẻ Nhật hỗ trợ phát triển nhân sự ngành bán lẻ Việt Nam

Tập Đoàn nhân sự bán lẻ hàng đầu Nhật Bản sẽ hỗ trợ phát triển nhân sự ngành bán lẻ Việt Nam sang làm việc tại thị trường Nhật Bản.
Sinh viên Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đoạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia

Sinh viên Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đoạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia

Sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương vừa đoạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2023.
Những cách kiểm soát mỡ máu cao không cần dùng thuốc

Những cách kiểm soát mỡ máu cao không cần dùng thuốc

Để giảm mức cholesterol hay nói cách khác là giảm mỡ máu cao, giới chuyên gia khuyến cáo biện pháp cấp bách, đầu tiên là thay đổi chế độ ăn uống.
Vietnam Airlines khôi phục lại đường bay Đà Nẵng - Tokyo

Vietnam Airlines khôi phục lại đường bay Đà Nẵng - Tokyo

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa chính thức khôi phục lại đường bay Đà Nẵng -Tokyo, đây là tín hiệu vui cho ngành du lịch Đà Nẵng.
Nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ: Làm sao để cung đáp ứng cầu?

Nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ: Làm sao để cung đáp ứng cầu?

Sự kết nối, hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp sẽ là hướng đi ngắn nhất trong việc đáp ứng cung - cầu về nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ.
Bộ tem “Phượng tím”: Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

Bộ tem “Phượng tím”: Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

Bộ tem “Phượng tím” gồm 01 mẫu tem và 01 blốc sẽ góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và sự đa dạng khí hậu, sinh học của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động