Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững Thừa Thiên Huế: Tập trung nguồn lực, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Lào Cai tổ chức hội chợ chuyên biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quan tâm đến phong tục, tập quán khi đưa ra các quy định về đất đai

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, nhiệm kỳ khoá XV vừa xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tại hội nghị, một số đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo đảm đất cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt cộng đồng
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn đánh giá cao nỗ lực của Cơ quan soạn thảo và Cơ quan chủ trì thẩm tra trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội tại 2 Kỳ họp Quốc hội để hoàn thiện Hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn nêu, Nghị quyết số 18 của Trung ương yêu cầu: Tập trung nguồn lực đầu tư, chỉ đạo quyết liệt và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Báo cáo của Chính phủ tổng hợp ý kiến nhân dân cho thấy rất nhiều ý kiến liên quan đến đất đai cho đồng bào thiểu số được đề cập. Đại biểu đánh giá cao việc bổ sung trong Dự thảo một số quy định liên quan đến đất đai cho đồng bào như tại khoản 3 Điều 79, Điều 112, Điều 250. Đặc biệt, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi vi phạm chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số vào Điều 11.

Tuy nhiên, đối với trường hợp cá nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất lần 2 thì Điều 48 Dự thảo Luật lại bó hẹp hơn Luật hiện hành cũng như dự thảo lấy ý kiến nhân dân. Theo đó, những trường hợp này không được chuyển nhượng kể cả sau thời hạn 10 năm. Do đó, đại biểu đề nghị đánh giá kỹ hơn tác động của quy định.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về tâm linh. Vì vậy, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào khi đưa ra các quy định về đất đai. Do đó, đề nghị bổ sung nguyên tắc: Tôn trọng tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số vào Điều 5 Dự thảo Luật làm cơ sở cho các chính sách quy định tại Điều 16.

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 70 Hiến pháp quy định: Quốc hội quyết định chính sách dân tộc. Trong khi đó, khoản 6 Điều 16 lại giao Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ của địa phương về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn. Khoản 9 Điều 16 lại giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Do đó, đề nghị rà soát để bảo đảm tính hợp hiến về thẩm quyền quyết định chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số vì đây là nội dung cơ bản của chính sách dân tộc.

Nhiều trường hợp chỉ khoanh vẽ trên bản đồ, độ chính xác thấp

Về trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý đất đai đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số thể hiện tại Điều 17 của dự thảo Luật, đại biểu Dương Khắc Mai - đoàn Đắk Nông đề nghị, Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét lại nội dung này với lý do các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã khu vực vùng 1, 2 hoặc các vùng lân cận xã các khu vực vùng 3 rất khó khăn cho việc bố trí đủ đất sinh hoạt cộng đồng.

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai
Đại biểu Dương Khắc Mai - đoàn Đắk Nông

Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu mở rộng phạm vi đối tượng hưởng từ chính sách này. Đồng thời, qua thực tiễn có thể nhận thấy ở nơi phần lớn dân cư là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống còn có vấn đề quản lý, sử dụng đất các nông, lâm trường nói chung, công tác quản lý diện tích đất thu hồi từ các công ty nông lâm nói riêng.

Luật Đất đai năm 2013 và các luật chuyên ngành chưa thực sự đảm bảo tính liên kết, đồng bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực dẫn đến chồng chéo, gây khó khăn cho thực hiện, đặc biệt là việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất áp dụng từ việc gia tăng dân số, nhất là tình hình dân di cư không theo kế hoạch gia tăng nhanh và đời sống của người dân ven rừng còn nhiều khó khăn như ở Đắk Nông là một ví dụ.

Diện tích rừng thu hồi từ các công ty nông, lâm nghiệp, lâm trường bàn giao về cho địa phương quản lý còn manh mún, liền kề với nương rẫy của người dân và chủ yếu là rừng gỗ nghèo, rừng lồ ô, tre nứa tái sinh dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ của địa phương.

Việc giao đất cho các nông, lâm trường trước đây chưa được đo đạc rõ ràng để quản lý bằng bản đồ và lưu trữ đầy đủ. Nhiều trường hợp chỉ khoanh vẽ trên bản đồ, có độ chính xác thấp, dẫn đến việc giao đất chồng lấn lên đất của một số tổ chức, cá nhân khác đang sử dụng.

Quá trình lập hồ sơ, thủ tục thu hồi đất rừng chỉ thực hiện theo hồ sơ quản lý nên khi tiến hành điều tra hiện trạng nhiều diện tích rừng đã bị giảm từ nhiều năm trước đây, nếu không nói chỉ còn hình thức trên giấy. "Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần có những quy định cụ thể trong Luật Đất đai (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành để có hướng giải quyết căn cơ cho vấn đề này" - đại biểu đoàn Đắk Nông bày tỏ.

Bảo đảm đất cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt cộng đồng

Phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu tại hội nghị về vấn đề đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, các đại biểu có trao đổi, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu để xem xét chính sách đất cho sinh hoạt cộng đồng.

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một văn hóa đặc trưng và rất cần quỹ đất để cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt cộng đồng. Do đó, chúng tôi sẽ xem xét và cùng với Ủy ban Kinh tế nghiên cứu.

Về vấn đề giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong lần tiếp thu này tại dự thảo Luật, "trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số là quy định và phải có trách nhiệm đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó kể cả thu hồi đất nông, lâm trường, đất các tổ chức, đơn vị không hiệu quả và những đất đai đảm bảo được sản xuất nông nghiệp cũng như đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số".

Tuy nhiên, theo ông Đặng Quốc Khánh, có quy định khi giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số lần 2, trong đó có "những điều cấm mua và cấm bán, cấm chuyển nhượng", qua đó nhằm đảm bảo công bằng của đồng bào dân tộc chưa được giao lần 1.

"Thực tế tại một số vùng, khi được giao đất thì người dân lại bán, dẫn tới thiếu quỹ đất sản xuất. Cho nên chúng ta sẽ có điều khoản để nghiêm cấm việc này, tạo điều kiện hết sức nhưng cũng phải có điều khoản nghiêm cấm việc lợi dụng chính sách" - Bộ trưởng nói.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Lại cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân

Hà Nội: Lại cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân

Saigon Co.op trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn chứa cho bà con vùng hạn mặn

Saigon Co.op trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn chứa cho bà con vùng hạn mặn

Các điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Các điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Hà Nội: Quảng bá hơn 1.000 dòng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao

Hà Nội: Quảng bá hơn 1.000 dòng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, công đoàn

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, công đoàn

Giải mã hiện tượng lạ trên bầu trời Hà Nội đêm qua 18/5

Giải mã hiện tượng lạ trên bầu trời Hà Nội đêm qua 18/5

Học tập và làm theo Bác: Để xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vững mạnh

Học tập và làm theo Bác: Để xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vững mạnh

Thời tiết hôm nay ngày 19/5/2024: Bắc Bộ mưa dông; Nam Bộ ngày nắng, đêm mưa rào

Thời tiết hôm nay ngày 19/5/2024: Bắc Bộ mưa dông; Nam Bộ ngày nắng, đêm mưa rào

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa dông

Thanh Hóa: Hàng ngàn thanh niên công nhân được khám chữa bệnh miễn phí

Thanh Hóa: Hàng ngàn thanh niên công nhân được khám chữa bệnh miễn phí

Sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế

Sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế

Triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả

Triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả

20.000 bác sĩ tham gia Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ tham gia Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành chiếu sáng Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành chiếu sáng Việt Nam

Mức chênh lệch lương hưu khi nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương

Mức chênh lệch lương hưu khi nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương

Vụ cháy tại Đường Láng, Hà Nội: 50 người đã được lực lượng chữa cháy hướng dẫn thoát nạn

Vụ cháy tại Đường Láng, Hà Nội: 50 người đã được lực lượng chữa cháy hướng dẫn thoát nạn

Thời tiết hôm nay ngày 18/5/2024: Bắc Bộ có mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 18/5/2024: Bắc Bộ có mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/5/2024: Có mưa rào và dông, trong mưa dông khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/5/2024: Có mưa rào và dông, trong mưa dông khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Xem thêm