Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Bước đi cần thiết, kịp thời trước những thay đổi lớn

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vào chiều 5/5, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan Anh - đoàn Lào Cai nhấn mạnh: Việc sửa đổi Hiến pháp lần này là bước đi cần thiết, kịp thời, thể hiện sự chủ động và thích ứng của Quốc hội trước những thay đổi lớn trong tổ chức bộ máy Nhà nước và yêu cầu ngày càng cao của cải cách thể chế.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai
Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai

Theo đại biểu đoàn Lào Cai, sau 10 năm triển khai một số quy định của Hiến pháp 2013 không còn phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, trong bối cảnh tinh gọn bộ máy, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhiều mô hình tổ chức mới đã được thí điểm và triển khai trên thực tế nhưng lại chưa có cơ sở hiến định vững chắc, gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, việc sửa đổi cần làm rõ hơn vai trò của Mặt trận trong đại diện phản biện xã hội và giám sát quyền lực, đồng thời, bảo đảm điều kiện pháp lý để tổ chức bộ máy tinh gọn nhưng không làm suy giảm tính đại diện liên kết và bám sát cơ sở.

Về tổ chức chính quyền địa phương, đại biểu đồng tình với việc thể chế hóa mô hình 2 cấp, tuy nhiên cần quy định chuyển tiếp thật rõ ràng và có lộ trình cụ thể để đảm bảo quá trình sắp xếp, sáp nhập, không bị gián đoạn hoạt động quản lý nhà nước, nhất là các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, nơi điều kiện thực hiện còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Liên quan đến việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, về nhiệm vụ quyền hạn, đại biểu kiến nghị giao rõ đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu giải trình ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp; đồng thời, cần có quy định về việc báo cáo định kỳ, tiến độ đảm bảo để Quốc hội có thể giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng dự thảo.

Việc cho phép Ủy ban sử dụng con dấu của Quốc hội là cần thiết, thể hiện rõ thẩm quyền pháp lý và đảm bảo thuận lợi trong quá trình phối hợp liên ngành.

Về việc lấy ý kiến của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc sửa đổi Hiến pháp, qua đó nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy sự tham gia chủ động, tích cực của các tầng lớp nhân dân.

"Việc tổ chức lấy ý kiến cần được thực hiện công khai, dân chủ, nghiêm túc và thực chất, đa dạng về hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, có sự hướng dẫn, chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội" - đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh nói.

Trước yêu cầu lấy ý kiến của nhân dân trong thời gian rất ngắn, trong vòng 1 tháng, cần có sự chỉ đạo quyết liệt, ban hành hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, đảm bảo việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến được thực hiện một cách công khai, minh bạch, thể hiện rõ tinh thần cầu thị và sự tôn trọng đối với tiếng nói của nhân dân.

Đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy

Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, việc sửa đổi Hiến pháp là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gắn với vận mệnh của đất nước và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Vì vậy, đề nghị Quốc hội cùng các cơ quan có trách nhiệm cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo tiến độ, chất lượng và tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội đối với quá trình sửa đổi Hiến pháp.

Hiến pháp là đạo luật gốc, có giá trị nền tảng nên bất kỳ sửa đổi nào cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng cũng như phải nhanh nhạy, kịp thời để không làm lỡ nhịp cải cách thể chế.

"Tôi tin tưởng, với tinh thần trách nhiệm cao và sự đồng thuận khoa học trong tổ chức, chúng ta sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp lần này, tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt hơn" - đại biểu bày tỏ.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thống nhất cao với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cũng như việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

"Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng" - đại biểu khẳng định.

Đại biểu nhận thấy, việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 vào thời điểm hiện nay là yêu cầu tất yếu của thực tiễn. Sau hơn một thập kỷ thực hiện nhiều quy định, Hiến pháp năm 2013 dù đã có góp phần ổn định tổ chức bộ máy và phát huy dân chủ nhưng cũng đang bộc lộ những giới hạn và khoảng trống, nhất là trước yêu cầu tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả bộ máy, đặc biệt trong bối cảnh sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển đổi mô hình quản trị hiện đại.

Về nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đại biểu đánh giá cao việc sửa đổi, bổ sung lần này tập trung đúng và trúng vào các nút thắt thể chế, đó là tái định hình mô hình tổ chức chính quyền địa phương, loại bỏ sự cồng kềnh, giao thoa 3 cấp, giảm tầng nấc trung gian để thực hiện có hiệu quả mô hình chính quyền hành động nhanh, linh hoạt, tập trung và trách nhiệm.

Đồng thời, củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân mà phải là chủ thể có quyền năng giám sát thực chất, phản biện chính sách, tham gia thiết kế chính sách công... Từ đó, tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Theo đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu: Việc sửa đổi Hiến pháp lần này đặt trên tinh thần kế thừa và đổi mới. Đặc biệt, lấy dân làm gốc để Hiến pháp thực sự là bản khế ước giữa nhân dân và Nhà nước vì sự phát triển phồn thịnh của đất nước, đáp ứng kỳ vọng lớn lao của nhân dân và cử tri cả nước, thể hiện trách nhiệm lịch sử của Quốc hội khóa XV.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Ngày 5/5, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Theo Tổng Bí thư, “đất nước phát triển thì người dân phải được thụ hưởng những thành quả đó”, đây là tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển.
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chiều 5/5, Quốc hội thống nhất tuyệt đối việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đặt nền pháp lý mới cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, phát triển đất nước.
Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Có đường bờ biển dài, Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế hướng đến mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế bền vững dựa vào biển.
Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka nhất trí thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, phấn đấu đạt kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD.
Nghị quyết 68:

Nghị quyết 68: 'Kim chỉ nam' tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 xác định kinh tế tư nhân là động lực chiến lược, tiên phong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập quốc tế.
Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là hai nhóm nội dung.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng, bức xúc về tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả: Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng...
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Sáng ngày 5/5, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội chỉ rõ, nền kinh tế đã khởi sắc, song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đầu tư công... để tạo đà bứt phá năm 2025.
Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, công nghiệp khởi sắc, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng ở mức 2 con số (10,1%).
Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Ngày 5/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus.
Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu 8 bộ, 11 địa phương công khai đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ theo đúng yêu cầu của Chính phủ, khẩn trương hoàn thành trước ngày 8/5.
Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhân dân ta, đất nước.
Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm nói “dạy nhạc thì mời luôn ca sĩ, dạy vẽ thì mời họa sĩ”, đó không chỉ là lời gợi mở, mà là một chỉ đạo đổi mới giáo dục mạnh mẽ.
Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 5/5, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng Đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mobile VerionPhiên bản di động