Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã được chỉnh lý sát thực tế, tiếp thu tối đa góp ý Đại biểu Quốc hội, đảm bảo linh hoạt và khả thi khi triển khai.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Tiếp thu tối đa, hoàn thiện theo tinh thần đổi mới

Ngày 7/5/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Báo cáo này là kết quả của quá trình tiếp thu sâu rộng các ý kiến từ đại biểu Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, với mục tiêu hoàn thiện chính sách việc làm phù hợp với thực tiễn.

Phiên họp Quốc hội sáng 7/5. Ảnh: VPQH
Phiên họp Quốc hội sáng 7/5. Ảnh: VPQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu tối đa góp ý, quán triệt Nghị quyết số 27-NQ/TW cùng tinh thần đổi mới công tác lập pháp theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và đồng chí Chủ tịch Quốc hội. Theo đó, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) hiện nay đã hoàn thiện về cơ bản, gồm 8 chương, 58 điều, giảm 1 chương và 36 điều so với dự thảo trình tại kỳ họp trước.

Tại Chương III, nội dung về đăng ký lao động đã được chỉnh lý rõ ràng hơn, từ nguyên tắc đăng ký, quyền và nghĩa vụ của người lao động, đến cơ chế kết nối, cập nhật thông tin với các cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành. Đặc biệt, dự thảo giao Chính phủ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng thời khuyến khích người lao động chủ động đăng ký và tăng trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: VPQH

Chương IV về hệ thống thông tin thị trường lao động được tiếp thu theo hướng chỉ quy định nguyên tắc chung. Các nội dung như khái niệm hệ thống thông tin, nội dung thông tin thị trường lao động, trách nhiệm của Bộ Nội vụ và các bên liên quan được hoàn thiện để dễ dàng kết nối, khai thác, cập nhật dữ liệu. Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành các quy định chi tiết để đảm bảo vận hành linh hoạt, hiệu quả.

Về tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia (Điều 26), có đề xuất quy định giá trần nhằm kiểm soát chi phí. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định điều này không phù hợp với nguyên tắc thị trường và pháp luật hiện hành. Hiện 52 tổ chức được cấp giấy chứng nhận đánh giá kỹ năng nghề đều tự định giá theo luật giá, không quy định giá trần.

Dự thảo Luật cũng không quy định chi tiết cơ cấu tổ chức Trung tâm dịch vụ việc làm như trước đây. Thay vào đó, luật quy định tổ chức dịch vụ việc làm gồm cả tổ chức công và doanh nghiệp. Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm ban hành các điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức này.

Bảo đảm linh hoạt cho người lao động và chính sách xã hội

Một nội dung từng gây nhiều tranh luận là quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng không được bảo lưu để tính trợ cấp tiếp theo. Dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 8 từng bổ sung quy định này, vốn trước đó chỉ có trong Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH. Tuy nhiên, theo hướng tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội, quy định này đã được rút khỏi dự thảo.

Một điểm đáng chú ý khác là trách nhiệm thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng của người lao động. Thay vì bắt buộc đến trực tiếp trung tâm dịch vụ việc làm như quy định hiện hành, dự thảo mới cho phép hình thức linh hoạt hơn, tạo thuận lợi trong thời kỳ chuyển đổi số.

Nhiều đại biểu cũng đề nghị bổ sung chính sách cho các nhóm yếu thế, các tình huống khẩn cấp như khủng hoảng, thiên tai và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh do nữ làm chủ. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định rằng, dự thảo Luật hiện đã có quy định hỗ trợ bao trùm, không phân biệt đối tượng, đồng thời dẫn chiếu các quy định hỗ trợ đặc thù đã được quy định tại nhiều luật chuyên ngành khác như Luật Người khuyết tật, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp...

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).
Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: VPQH

Dự thảo Luật cũng tiếp thu và chỉnh lý về ngôn ngữ, văn phong, kỹ thuật lập pháp tại hầu hết các điều, khoản nhằm đảm bảo tính rõ ràng, mạch lạc, dễ áp dụng. Ngoài những vấn đề nêu trên, Báo cáo số 1264 còn tổng hợp 38 nội dung tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và 12 nhóm nội dung mới so với Luật hiện hành.

Sau khi Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Quốc hội tiến hành Thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Việc làm. Đến thời điểm hiện tại, Quốc hội đã nhận được 18 ý kiến phát biểu góp ý của Đại biểu Quốc hội.

Những điểm nổi bật của Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Rút gọn còn 8 chương, 58 điều (giảm 1 chương, 36 điều so với dự thảo cũ); bỏ quy định không bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp sau 144 tháng; cho phép người lao động thông báo tìm việc bằng hình thức linh hoạt; không quy định giá trần dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề; giao Chính phủ quy định chi tiết nhiều nội dung để đảm bảo linh hoạt khi triển khai.

Hoàng Nhưỡng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng chính sách thực chất, khả thi, tạo đòn bẩy để doanh nghiệp phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho tăng trưởng.
Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sửa Hiến pháp lần này là yêu cầu cấp thiết, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý.
Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Cột cờ A Pa Chải khánh thành tại cực Tây Tổ quốc - biểu tượng chủ quyền thiêng liêng, điểm nhấn du lịch và văn hóa đặc sắc của tỉnh Điện Biên.
Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, 90 trong 99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã theo mô hình chính quyền 2 cấp.
Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm

Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm 'biệt phái', tránh lợi dụng

Đại biểu Hà Đức Minh đề nghị bổ sung quy định biệt phái rõ ràng, tránh kéo dài và lạm dụng, thời hạn biệt phái không quá 3 năm.
Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Đại biểu Quốc hội đánh giá việc sửa Hiến pháp lần này được kỳ vọng giúp bộ máy vận hành tinh gọn, pháp luật đồng bộ, tăng hiệu lực, hiệu quả.
Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đặt trọng tâm vào mô hình 2 cấp chính quyền, tăng phân quyền, giảm trung gian, sát dân hơn.
Bộ Công Thương

Bộ Công Thương 'kích hoạt' 6 nhóm giải pháp đảm bảo điện cho tăng trưởng

Bộ Công Thương triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo điện ổn định, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trước Quốc hội.
Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Không phải ngẫu nhiên báo chí được đặt lên hàng đầu trong Nghị quyết 68: khi doanh nghiệp cần niềm tin, báo chí không thể đứng ngoài sự thật.
Từ Kazakhstan, hàng Việt

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Hàng xuất khẩu hai nước không cạnh tranh trực tiếp, Việt Nam có thể xuất nông sản, thủy sản, dệt may... sang Kazakhstan và tới các nước Trung Á, châu Âu.
Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực tập luyện để chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Liên bang Nga).
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Việt Nam - Kazakhstan đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Mobile VerionPhiên bản di động