Thứ tư 25/12/2024 20:07

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ngày 13/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Hải Dương.

Theo đó, Đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Việt Tấn- Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục Quản lý thị trường.

Nội dung làm việc của Đoàn kiểm tra tập trung vào tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới theo Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ từ tháng 4/2020-10/2024.

Tăng cường truyền thông, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Báo cáo Đoàn kiểm tra, ông Vũ Doãn Phương – Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn-Môi trường, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cho biết: Bên cạnh thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, Sở Công Thương đã rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như: Quy trình thực hiện thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP), đồng thời đề nghị điều chỉnh thống nhất dữ liệu trên các trang thông tin điện tử nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện.

Mục đích của Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương với Sở Công Thương tỉnh Hải Dương nhằm hỗ trợ địa phương trong việc nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước về ATTP. (Ảnh: Thu Hường)

Theo ông Vũ Doãn Phương, các thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm được công bố công khai tại Trung tâm phục vụ hành chính công, trang thông tin điện tử của Sở và được thực hiện cung cấp dịch vụ công Mức độ 4. 100% thủ tục hành chính được giải quyết đúng và trước thời hạn đem lại sự hài lòng đối với các tổ chức, cá nhân khi thực hiện, không phát sinh đơn thư khiếu nại- tố cáo.

Một trong những hoạt động trọng tâm, xuyên suốt trong công tác quản lý đó là công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP đã được Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện thường xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình thức đa dạng phong phú, phù hợp với từng đối tượng.

Nội dung tuyên truyền tập trung là các kiến thức về ATTP, các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh; trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP… để các tổ chức, cá nhân và người dân biết thực hiện theo quy định.

Bên cạnh đó, Sở thường xuyên tuyên truyền lồng ghép các quy định của pháp luật về ATTP, chủ động hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phổ biến, giám sát việc thực hiện điều kiện kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm, góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩm thông qua hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị.

Kiểm tra chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm

Bên cạnh công tác tuyên truyền, Sở Công Thương cũng chủ động phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các địa phương.

Được biết, toàn tỉnh hiện có 186 chợ, trong đó 3 chợ hạng 1, 20 chợ hạng 2 còn lại là 163 chợ hạng 3.

Ông Vũ Doãn Phương báo cáo với Đoàn kiểm tra (Ảnh: Thu Hường)

Để đảm bảo công tác ATTP tại các chợ, Sở Công Thương thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ, các tiểu thương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, như: Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm đến các tiểu thương và nhân dân tham gia kinh doanh tại chợ; đồng thời đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh mua bán và có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đặc biệt, đối với công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, thực hiện Kế hoạch của Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh; Sở Công Thương đã ban hành Kế triển triển khai công tác đảm bảo ATTP và Kế hoạch hậu kiểm về ATTP năm 2024 thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Thành lập 03 Đoàn kiểm tra trong các đợt cao điểm về ATTP: Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân 2024, Tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, Tết trung thu đối với 47 cơ sở.

Theo ông Phương, qua công tác kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính và tham mưu ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 cơ sở, với số tiền 48.000.000 đồng, đến nay các cơ sở vi phạm đã nộp ngân sách nhà nước theo quy định…

Các thành viên của Đoàn kiểm tra trao đổi với Sở Công Thương Hải Dương các nội dung theo báo cáo (Ảnh: Thu Hường)

Tuy nhiên, qua thực tế công tác quản lý về ATTP tại địa phương cũng gặp một số khó khăn. Cụ thể, hiện chưa quy định cụ thể các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận ATTP và căn cứ xử lý vi phạm đối với cơ sở khi không tuân thủ nội dung trong bản cam kết...

Cùng với đó, phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hộ gia đình, có quy mô nhỏ, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị khó đáp ứng yêu cầu về ATTP và thường hoạt động theo mùa vụ nên việc tiếp nhận và duy trì quy định về ATTP khá hạn chế...

Do đó, Sở Công Thương kiến nghị Đoàn kiểm tra xem xét tham mưu Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan tham mưu giao cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị có đủ điều kiện tổ chức tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh; tăng cường phổ biến, tập huấn các kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ phụ trách ATTP của các địa phương.

Hỗ trợ địa phương nâng cao công tác quản lý

Sau khi nghe báo cáo từ Sở Công Thương, ông Nguyễn Việt Tấn và thành viên Đoàn Kiểm tra đã đề nghị Sở Công Thương cung cấp các danh mục kiểm tra các cơ sở đã thực hiện, mẫu thực phẩm đã kiểm tra, hồ sơ một số đơn vị đã kiểm tra; bổ sung thông tin về xây dựng kết nối hệ thống thực phẩm an toàn; kinh doanh thương mại, siêu thị, kết quả mô hình thí điểm xây dựng chợ ATTP thí điểm và khả năng nhân rộng...

Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên một số hồ sơ về ATTP của cơ sở sản xuất kinh doanh tại Sở Công Thương (Ảnh: Thu Hường)

Một số khó khăn, vướng mắc của Sở trong quá trình triển khai thực hiện đã được Đoàn kiểm tra làm rõ và hướng dẫn. Bên cạnh đó, các thành viên của Đoàn kiểm tra cũng đã có những ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm với địa phương trong quản lý về ATTP liên quan đến công tác kiểm tra, hậu kiểm; mô hình thí điểm chợ ATTP...; làm rõ các vấn đề còn vướng của địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, đặc biệt là các quy định liên quan đến cơ sở sản xuất nhỏ lẻ...

Ngoài ra, ông Nguyễn Việt Tấn đã thay mặt Đoàn trả lời các kiến nghị của Sở Công Thương về các nội dung thuộc phân cấp quản lý.

Kết luận buổi làm việc, thay mặt Đoàn kiểm tra ông Nguyễn Việt Tấn đề nghị Sở Công Thương thời gian tới cần tiếp tục thực hiện nghiêm và đầy đủ các chỉ đạo của Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, thực hiện báo cáo định kỳ đầy đủ; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn thực phẩm, đặc biệt dịp tết sắp tới và lễ hội của tỉnh Hải Dương.

Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung tăng cường hơn nữa công tác hậu kiểm, giám sát; đặc biệt là các nhiệm vụ được phân cấp xuống tuyến huyện, xã đối với hàng hóa có nguy có gây mất an toàn.

Ông Nguyễn Việt Tấn - Trưởng Đoàn kiểm tra, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) kết luận buổi làm việc (Ảnh: Thu Hường)

Đồng thời, khẳng định, Sở đã thực hiện đúng yêu cầu của Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ; chấp hành đúng các quy định của Bộ Công Thương về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

"Đề nghị Sở Công Thương chủ động, tích cực phối hợp với Cục Quản lý thị trường, các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm, chú trọng các cơ sở cung cấp thực phẩm cho tập thể, các kho hàng thương mại. Tiếp tục tập trung chỉ đạo các phòng chức năng tăng cường quản lý để ngăn chặn rượu, nước giải khát giả,… kém chất lượng, nhập lậu, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh; đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại"- ông Tấn đề nghị.

Đoàn cũng tiếp thu kiến nghị của Sở trong việc hỗ trợ đơn vị trong công tác tập huấn, nâng cao kiến thức về ATTP trong thời gian tới...

Phó Giám đốc Sở Công Thương Vũ Thị Kim Phượng tiếp thu ý kiến đóng góp của Đoàn kiểm tra (Ảnh: Thu Hường)

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân